Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016 - 2017 Trường THCS Liên Châu, Vĩnh Phúc

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn

Mời các bạn học sinh lớp 9 tham khảo bài test Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016 - 2017 Trường THCS Liên Châu, Vĩnh Phúc trên trang VnDoc.com và làm quen với nhiều dạng câu hỏi khác nhau, đồng thời củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi tuyển sinh chính thức năm 2016. Chúc các bạn thi tốt!

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Phần 1:
    Câu 1: 
    Cảm hứng vũ trụ là cảm hứng bao trùm trong hồn thơ Huy Cận. Khổ thơ đầu bài “Đoàn thuyền đánh cá” đã thể hiện điều đó. Chép thuộc lòng khổ thơ đó.
    Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
  • Câu 2:
    Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của khổ thơ vừa chép.
    - Nhân hóa “mặt trời xuống” và so sánh “như hòn lửa”: Tạo hình ảnh thơ mới lạ, độc đáo. Mặt trời vốn cao xa vời vợi bỗng trở nên gần gũi, thân thuộc khi được so sánh như hòn lửa. Hình ảnh thơ gợi một không gian buổi chiều hoàng hôn tráng lệ, rực rỡ. Mặt trời như khối cầu lửa đỏ rực đang từ từ xuống biển nhuốm đỏ không gian mặt nước tạo nên một hình ảnh đẹp lung linh, huyển ảo của biển chiều. - Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ “ sóng cài then”, “đêm sập cửa” đã biến cả vũ trụ bao la, rộng lớn trở thành một ngôi nhà chung với màn đêm là tấm cửa khổng lồ, những con sóng là then cài.
  • Câu 3:
    Trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, “Nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” (theo Thanh Bình- VNE ngày 24/5/2014)
    Qua câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng hình ảnh những người ngư dân Việt Nam đang ngày đêm bám biển, bằng một đoạn văn ngắn khoảng nửa trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hòa bình thế giới.
    GV chấm linh hoạt cần đảm bảo hình thức và nội dung- Suy nghĩ bản thân về hòa bình - Liên hệ bản thân Gợi ý:- Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, biển đảo- Biểu hiện của bảo vệ hòa bình: giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, xung đột ..... duy trì hòa bình.- Hành động bảo vệ hòa bình: tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa người với người, quốc gia với quốc gia.... không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, màu da. - Quan điểm Việt Nam là tôn trọng hòa bình....
  • Phần 2:
    Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
    “... Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn lớn của Mĩ-ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
    - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
    Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
  • Câu 1:
    Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?
    - Đoạn văn trên trích trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.- Ý nghĩa nhan đề: + Chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng của người cha dành cho con + Cầu nối tình phụ tử thiêng liêng + Minh chứng tình cha con
  • Câu 2:
    Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để tạo nên thành công của tác phẩm?
    - Người kể chuyện ở đây là "tôi" - Bác Ba - người bạn chiến đấu của ông Sáu, người chứng kiến toàn bộ câu chuyện. - Cách chọn vai kể ấy tạo giọng thủ thỉ tâm tình, gợi cảm giác chân thực, gần gũi, bày tỏ được cảm xúc trực tiếp... chuyện đáng tin, người kể hoàn toàn điều khiển nhịp kể.
  • Câu 3:
    Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn: Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
    Câu ghép: - Chủ ngữ 1: Tôi - Vị ngữ 1: không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy - Trạng ngữ: cho đến bây giờ, thỉnh thoảng - Chủ ngữ 2: Tôi - Vị ngữ 2: cứ nhớ lại đôi mắt của anh
  • Câu 4:
    Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận quy nạp, nêu suy nghĩ của em về tình cha con của nhân vật “anh Sáu” trong đoạn văn có sử dụng một câu có khởi ngữ và một phép thế.
    Gợi ý:+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật + Hoàn cảnh xa cách và cuộc gặp gỡ + Trong ba ngày nghỉ phép...+ Ông Sáu làm cây lược ngà bằng tất cả tình yêu thương, nhớ mong, ân hận.... đề chữ "Yêu nhớ - tăng Thu của ba"... trước hi hy sinh nhờ trao hộ con - Tình phụ tử da diết.+ Đánh giá tình cha con.
  • Câu 5:
    Kể tên hai tác phẩm viết về đề tài người lính cách mạng đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.
    - Đồng chí - Chính Hữu - Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
2 439
Sắp xếp theo

    Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

    Xem thêm