Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 - Đề số 3

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án

VnDoc xin giới thiệu tới quý thầy cô và các bạn học sinh một mẫu đề thi tuyển sinh vào lớp 10 mới: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 - Đề số 3. Hi vọng bài test sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ cho việc giảng dạy của quý thầy cô cũng như việc ôn tập, rèn luyện của các bạn học sinh. Chúc các bạn thi tốt!

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài test:

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 - Đề số 1

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 - Đề số 2

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • I. Trắc nghiệm
    Câu 1: 
    Ra – bin – dra – nát Ta –go là nhà thơ nước nào?
  • Câu 2:

    Trong những bài thơ sau, bài thơ nào là của tác giả nước ngoài?

  • Câu 3:

    Truyện ngắn Bến quê của tác giả Nguyễn Minh Châu thuộc phương thức biểu đạt chính nào?

  • Câu 4:

    Trước năm 1975, đề tài chủ yếu trong các tác phẩm văn học của nhà văn Lê Minh Khuê là gì?

  • Câu 5:

    Trong truyện Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang, tác giả Đi – phô đã sử dụng ngôn ngữ nào để kể chuyện?

  • Câu 6:

    Đoạn trích Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) của G.Lân – đơn không đề cập đến vấn đề nào sau đây?

  • Câu 7:

    Xung đột cơ bản trong vở kịch Bắc Sơn của tác giả Nguyễn Huy Tưởng là gì?

  • Câu 8:

    Trong tác phẩm Bàn về đọc sách, tác giả Chu Quang Tiềm đã lưu ý điều quan trọng nhất trong quá trình đọc sách là gì?

  • Câu 9:

    Sách ngữ văn 8 đặt tên đoạn trích là Tức nước vỡ bờTức nước vỡ bỡ là loại ngữ gì?

  • Câu 10:

    Trong câu: “Vừa nói, hắn vừa bịch vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi sấn đến để trói anh Dậu”, có hai từ bịch. Từ loại của hai từ này như thế nào?

  • II. Tự luận
    Câu 1.
    Trong bài thơ 
    Nói với con của tác giả Y Phương, “Người đồng mình” có những đức tính cao đẹp nào?
    Trả lời: .............
    Trong bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương, “Người đồng mình” có những đức tính cao đẹp: “Người đồng mình” còn đòi nghèo, sống vất vả, cực nhọc nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt, gắn bó chặt chẽ với quê hương. Qua lời ca ngợi những con người quê hương, nhà thơ mong muốn con phải có nghĩa tình, gắn bó với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua những thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói. "Người đồng mình” sống mộc mạc (thô sơ da thịt) nhưng ai cũng giàu chí khí, niềm tin (chẳng mấy ai nhỏ bé) xây dựng quê hương. Lao động cần cù của người dân đã goáp phần xây dựng nên quê hương với phong tục và truyền thống tốt đẹp. Từ truyền thống đó, người cha mong con sẽ biết vươn lên trong cuộc sống, phát huy những bản chất tốt đẹp của “người đồng mình”.
  • Câu 2:

    Hãy viết một lời bình cho đoạn thơ sau, trích trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:

    Ngửa mặt lên nhìn mặt

    Có cái gì rưng rưng

    ……………………………

    Ánh trăng im phăng phắc

    Đủ cho ta giật mình.

    Hàng ngàn năm nay, vầng trăng đã hiện trong thơ. Trăng như một biểu tượng thơ mộng gắn với tâm hồn thi sĩ. Nhưng có một nhà thơ cũng viết về trăng, không chỉ tìm thấy ở đó cái thơ mộng, mà còn gửi gắm những nỗi niềm tâm sự mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là trường hợp bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy viết năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khác với những bài thơ thời chiến tranh mà con người chỉ có một lí tưởng chiến đấu và sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc, con người không có điều kiện sống cho những gì thuộc về riêng tư hay chuyện đời thường. Đọc bài thơ này , ta nhân ra cái điều mới lạ ấy. Bước từ chiến tranh sang thời bình, con người bắt đầu có những toan tính, những ham muốn được hưởng thụ. Nguyễn Duy mượn vầng trăng và người lính nói về một sự thay đổi trong lòng người. Vầng trăng trong thời tuổi thơ và chiến tranh gắn bó đẹp là vậy thế mà do hoàn cảnh, con người lãng quên để rồi từ trong sâu thẳm tâm hồn, con người phải day dứt. Hai khổ kết trong bài là một sự thức tỉnh, một bài học làm người. Trăng cứ tròn vành vạch Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. Vầng trăng vẫn đẹp và tròn đầy như biểu tượng bao dung, nghĩa tình của nhân dân không đòi hỏi được đền đáp. Nhưng trăng cũng “im phăng phắc” với ánh mắt nghiêm nghị, thái độ nghiêm khắc, khiến tình cảm của người lính trong giây lát đã lãng quên quá khứ, trong sa ngã đời sống đã tự vấn lương tâm mình, tự sám hối với lòng mình. Cái rưng rưng muốn bật khóc và cái giật mình tỉnh ngộ thể hiện tấm lòng chân thực của người lính. Với ý nghĩa này, Ánh trăng mang tính chất triết lí sâu sắc, có tác dụng cảnh tỉnh ai đã lãng quên quá khứ tốt đẹp. Cần biết sống thủy chung, nghĩa tình. Sau chiến tranh “Thời tôi sống biết bao câu hỏi lớn/ Câu trả lời thật không dễ dàng chi”. Ánh trăng của Nguyễn Duy giúp mọi người tìm được câu trả lời thấm thía trong cái “giật mình”, “rưng rưng” ấy.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Luyện thi trực tuyến

    Xem thêm