Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016 - 2017 Sở GD và ĐT Bình Dương

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Sau đây VnDoc xin giới thiệu bài test Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016 - 2017 Sở GD và ĐT Bình Dương. Mời các bạn tham gia làm bài để tìm hiểu về dạng đề môn Ngữ văn trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016. Chúc các bạn thi tốt!

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:

    Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:

    Những chiếc xe từ trong bom rơi
    Đã về đây họp thành tiểu đội
    Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
    Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
    Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
    Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
    Vong mắc chông chênh đường xe chạy
    Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
    ……………………………………….
    ……………………………………….
    Xe vẫn chạy vì miền Nam Phí trước.
    Chỉ cần trong xe có một trái tim.

    • (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục 2008, trang 132)
  • a) Chép chính xác hai câu thơ còn thiếu để hoàn chỉnh đoạn thơ trên.
    Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước
  • b) Cho biết đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tên tác giả?
    Đoạn thơ trên trích từ bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật
  • c) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc ở hai câu thơ vừa bổ sung. Nêu hiệu quả nghệ thuật.
    - Các biện pháp nghệ thuật ở hai câu trên là: điệp từ "không" và liệt kê (không kính, không đèn, không mui, xe lại có xước).- Tác dụng: tái hiện chân thực hình ảnh những chiếc xe trên tuyến đường Trường Sơn, tô đậm những thiếu thốn, khó khăn, gian khổ của những người lính, sự khốc liệt trên chiến trường và bản lĩnh của những người lính lái xe.
  • d) Hình ảnh “trái tim” có ý nghĩa thế nào? Qua đó ca ngợi phẩm chất gì của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ?
    Hình ảnh "trái tim" là một hình ảnh hoán dụ chỉ những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến đấu của họ - những con người dũng cảm, kiên cường, đã, đang và luôn dành trọn tình yêu cho Đất nước.
  • Câu 2: Xác định tên gọi các thành phần được gạch chân trong các câu sau:
    a. Đọc sách phải chọn đọc cho tinh, cho kỹ.
    Thành phần khởi ngữ
  • b.
    Cháu mời các bác uống nước !
    Thành phần gọi đáp
  • c.
    Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
    Thành phần cảm thán
  • d.
    Minh ơi! Cậu có nhà không?
    Thành phần gọi đáp
  • Câu 3:
    Em hãy viết một đoạn văn bản nghị luận xã hội (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu hỏi của nhà văn Lỗ Tấn:
    Trên đường thành công không có vết chân của những người lười biếng”.
    a. Giải thích:+ Người lười biếng: lười suy nghĩ, học tập, lao động.+ Thành công: là mục đích, kết quả mà bản thân công sức, thời gian, trí tuệ trải qua gian nan, thậm chí cả thất bại mới có được.=> Nhà văn Lỗ Tấn đã đúc kết nên chân lí của sự thành công: Muốn thành công phải chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, học tập và lao động.b. Phân tích:- Con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai, đầy khó khăn, thử thách chứ không phải bằng nhung lụa. Đó là cả quá trình học tập, lao động, nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, đòi hỏi con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí mới thành. Không có thành công nào đến mà không phải đổ mồ hôi, công sức.+ Ví dụ: người nông dân làm ra hạt gạo phải "một nắng hai sương": "Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần" (Ca dao) Một công trình khoa học, một sáng chế ra đời: là cả một quá trình nghiên cứu, lao động miệt mài, khó nhọc của người kĩ sư mới có được. - Hiện nay, lười biếng là một căn bệnh khá phổ biến, nhất là ở những bạn trẻ bơi họ được nuông chiều, được sống trong điều kiện dư giả,.... Lười biếng sẽ khiến họ sống mờ nhạt, không có lí tưởng, không mục đích, không ý nghĩa và dễ thất bại trong cuộc sống. Dẫn chứng: "Làm biếng ngồi ăn lở núi non" (Nguyễn Trãi), "Lười biếng là mẹ đẻ của sựu ăn cắp và đói rét" (V. Huygo)c. Bàn luận, mở rộng:- Sự chăm chỉ thái độ tinh thần làm việc nghiêm túc là một phẩm chất tốt đẹp mà con người cần có. Tuy nhiên, chăm chỉ thôi chưa đủ, nhất là trong thời đại ngày nay, chúng ta cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, phát huy trí tuệ để rút ngắn con đường đến với thành công.- Phê phán, lên án thói lười biếng, ỷ lại.d. Bài học, liên hệ bản thân Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em cần chăm hỉ học tập, rèn luyện, biết quý trọng thời gian và tận dụng mọi cơ hội học tập để có nền tảng kiến thức, kĩ năng tốt khi bước vào đời.
  • Câu 4:
    Phân tích tình yêu làng thắm thiết, thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong đoạn trích truyện Làng của nhà văn Kim Lân. (Ngữ Văn), tập một, NXB, Giáo dục 2008, trang 162 – 171)
    a. Giới thiệu chung:+ Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.+ Truyện ngắn "Làng" - một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948.+ Truyện đã xây dưng thành công nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến hài hòa, nống thắm.b. Phân tích:b1. Tình yêu làng của ông Hai được thể hiên rõ nét qua:* Niềm tự hào, kiêu hành của ông Hai về làng của mình:Dù đã rời làng nhưng ông vẫn luôn:+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.+ Lo lắng, nhớ đến làng: "Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá"* Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảnh: "Hà, nắng gớm, về nào...." rồi cúi mặt mà đi.- Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được.- Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.- Ông điêm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin có ai làm điều nhục nhã ấy.- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi đi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian.=> Với ông Hai, tin làng chợ Dầu theo giặc là một cú sốc lớn. Niềm tự hào về làng của ông sụp đổ, tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như chết đi một lần nữa.* Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính:- Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.- Về nhà, ông chia quà cho lũ tre xong liền chạy khắp xóm để loan tin.- Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.=> Đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến của ông Hai.b2. Tình yêu nước, yêu kháng chiến của ông Hai.- Hồi ở làng, ông rất tích cực tham gia kháng chiến, cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.....- "Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!" khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.- Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo tây, ông kiên quyết không về cái làng ấy nữa "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thi phải thù."- Ông và con ông đều ủng họ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa hai cha con): "Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông".- Ông hoan hỉ, hồ hởi thông báo: "Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ! Đốt nhẵn!"=> Như vậy, ở ông Hai, tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước, yêu kháng chiến. Song tình yêu nước, yêu cách mạng có ý nghĩa định hướng cho tình yêu làng.b3. Nhận xét: Nhân vật ông Hai đã để lại ấn tượng sâu ắc trong lòng độc giả bởi tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nồng nàn, thắm thiết. Những tình cảm ấy hài hòa, thống nhất, hòa quyện vào nhau, thật cảm động. Điều này cho thấy những chuyển biến mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dẫn Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.c. Tổng kết:+ Nhà văn xây dựng được những tình huống truyện đặc sắc, miêu tả thành công tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.+ Qua việc thể hiện tình yêu làng, tình yêu nước của ông Hai nhà văn còn mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đên từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

    Xem thêm