Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm

Trắc nghiệm Kì diệu rừng xanh lớp 5

Trắc nghiệm Kì diệu rừng xanh lớp 5 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Học sinh đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

KÌ DIỆU RỪNG XANH

Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.

Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.

Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây thưa thớt. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm lên thảm là vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.

Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.

(Theo Nguyễn Phan Hách)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Đọc đoạn văn đầu tiên và nêu nội dung chính của đoạn văn đó.
  • Câu 2: Vận dụng
    Vì sao nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà khu rừng vẫn ẩm lạnh?
  • Câu 3: Vận dụng
    Nội dung chính của văn bản Kì diệu rừng xanh là gì?
  • Câu 4: Thông hiểu
    Nối đúng:

    Nối đúng:

    Vượn bạc má
    Chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp
    Con mang vàng
    ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp.
    vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
    đang ăn cỏ non, chân giẫm lên thảm lá vàng.
    Đáp án đúng là:
    Vượn bạc má
    Chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp
    Con mang vàng
    ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp.
    vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
    đang ăn cỏ non, chân giẫm lên thảm lá vàng.
  • Câu 5: Thông hiểu
    Tác giả đã so sánh khu rừng nấm với sự vật gì?
  • Câu 6: Vận dụng
    Sự xuất hiện của các loài vật trong khu rừng đã đem đến điều gì cho bức tranh thiên nhiên?
  • Câu 7: Thông hiểu
    Sắp xếp các từ ngữ chỉ đặc điểm sau đây theo thứ tự xuất hiện trong đoạn 3 của bài đọc.
    • thưa thớt
    • lúa vàng
    • rực vàng
    • xanh biếc
    • vàng rợi
    Bạn đã trả lời chưa đúng rồi, thứ tự là:
    • thưa thớt
    • lúa vàng
    • rực vàng
    • xanh biếc
    • vàng rợi
  • Câu 8: Thông hiểu
    Chi tiết nào sau đây miêu tả những hoạt động diễn ra trong khu rừng mà tác giả bắt gặp?

    (HS có thể chọn nhiều đáp án)

  • Câu 9: Thông hiểu
    Cụm từ "giang sơn vàng rọi" được dùng để chỉ nơi nào?
  • Câu 10: Nhận biết
    Bài đọc "Kì diệu rừng xanh" gồm bao nhiêu đoạn văn?
  • Câu 11: Thông hiểu
    Từ "họ" trong câu "Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân." được dùng để chỉ những ai?
  • Câu 12: Vận dụng
    Vì sao tác giả lại gọi rừng khộp là "giang sơn vàng rọi:?
  • Câu 13: Vận dụng
    Chọn từ ngữ trong bảng để điền vào chỗ trống thích hợp:

    Tác giả Nguyễn Phan Hách đã sử dụng hàng loạt các hình ảnh nhân hóa||so sánhnhân hóa||so sánh khi miêu tả bức tranh thiên nhiên trong khu rừng. Nhờ vậy, đã làm tăng sức gợi hình, gợi cảm và sức hấp dẫn của bài đọc. Đồng thời giúp khắc họa nên một khu rừng với vẻ đẹp tươi mới, kì diệu và độc đáo.

    Theo Ngọc Anh

    khu rừngso sánhkì diệunhân hóa
    Đáp án là:

    Tác giả Nguyễn Phan Hách đã sử dụng hàng loạt các hình ảnh nhân hóa||so sánhnhân hóa||so sánh khi miêu tả bức tranh thiên nhiên trong khu rừng. Nhờ vậy, đã làm tăng sức gợi hình, gợi cảm và sức hấp dẫn của bài đọc. Đồng thời giúp khắc họa nên một khu rừng với vẻ đẹp tươi mới, kì diệu và độc đáo.

    Theo Ngọc Anh

    khu rừngso sánhkì diệunhân hóa
  • Câu 14: Nhận biết
    Tác giả đã được gặp những loài vật nào ở trong khu rừng?
  • Câu 15: Thông hiểu
    Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau:

    Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (13%):
    2/3
  • Thông hiểu (47%):
    2/3
  • Vận dụng (40%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Chia sẻ, đánh giá bài viết
46
Sắp xếp theo
    🖼️

    Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm