Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà lớp 5

Trắc nghiệm Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà  lớp 5 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Học sinh đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ

Tiếng đàn ba-la-lai-ca
Như ngọn gió bình yên
Thổi qua rừng bạch dương dìu dặt…

Tiếng đàn ba-la-lai-ca
Như ngọn sóng
Vỗ trắng phau ghềnh đá
Nghe náo nức
Những dòng sông nóng lòng tìm biển cả...

Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca như thế
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.

Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.

Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên.

(Quang Huy)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 14 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 14 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Vì sao tác giả lại miêu tả "Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả"?
  • Câu 2: Vận dụng
    Từ "biển" trong câu thơ "Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên" chỉ sự vật nào?
  • Câu 3: Vận dụng
    Cụm từ "như thế" trong câu thơ "Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca như thế" được dùng để chỉ những chi tiết nào trong 2 khổ thơ đầu?

    Chọn đáp án sai:

  • Câu 4: Vận dụng
    Vì sao tác giả lại chọn so sánh tiếng đàn với ngọn gió và ngọn sóng?
  • Câu 5: Thông hiểu
    Công trình thủy điện được nhắc đến trong khổ thơ cuối bài thơ là gì?
  • Câu 6: Thông hiểu
    Gạch chân dưới sự vật đã được nhân hóa trong đoạn thơ sau:

    Tiếng đàn ba-la-lai-ca
    Như ngọn sóng
    Vỗ trắng phau ghềnh đá
    Nghe náo nức
    Những dòng sông nóng lòng tìm biển cả...

    Đáp án là:

    Tiếng đàn ba-la-lai-ca
    Như ngọn sóng
    Vỗ trắng phau ghềnh đá
    Nghe náo nức
    Những dòng sông nóng lòng tìm biển cả...

  • Câu 7: Nhận biết
    Tiếng đàn ba-la-lai-ca đã được so sánh với các sự vật nào?

    (Đúng điền Đ, sai điền S vào chỗ trống trước mỗi đáp án)

    Đ ngọn gió bình yên

    S dòng sông Đà

    Đ ngọn sóng

    S sóng biển vỗ trắng phau ghềnh đá

    Đáp án là:

    (Đúng điền Đ, sai điền S vào chỗ trống trước mỗi đáp án)

    Đ ngọn gió bình yên

    S dòng sông Đà

    Đ ngọn sóng

    S sóng biển vỗ trắng phau ghềnh đá

  • Câu 8: Vận dụng
    Các sự vật in đậm trong đoạn thơ sau được nhân hóa bằng cách nào?

    Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
    Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
    Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ

  • Câu 9: Nhận biết
    Chiếc đàn ba-la-lai-ca của cô gái Nga có những sợi dây làm từ chất liệu gì?
  • Câu 10: Thông hiểu
    Đọc khổ thơ thứ 2 và cho biết tỏng khổ thơ này, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào?
  • Câu 11: Nhận biết
    Đọc khổ thơ 1 và xác định các tính từ được sử dụng trong khổ thơ.
  • Câu 12: Thông hiểu
    Tác giả đã so sánh tiếng đàn ba-la-lai-ca với những sự vật gì?

    (HS có thể chọn nhiều đáp án)

  • Câu 13: Nhận biết
    Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà được tạo ra bởi ai?
  • Câu 14: Nhận biết
    Bài thơ "Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà" được viết theo thể thơ nào?

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (36%):
    2/3
  • Thông hiểu (29%):
    2/3
  • Vận dụng (36%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
32
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm