Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm

Trắc nghiệm Bài ca Mặt Trời lớp 5

Trắc nghiệm Bài ca Mặt Trời lớp 5 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Học sinh đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BÀI CA MẶT TRỜI

Không hiểu sao, tôi thức dậy rất sớm. Sương mù như tấm khăn voan mỏng màu sữa bay la đà trên những khóm cây quanh vườn, trùm lấp một khoảng sân. Tôi chợt nhận ra, trên những ngọn cau cao, chim sẻ thi nhau cất tiếng hót. Tôi lắng tai nghe. Dàn đồng ca chim sẻ khi bổng khi trầm, khi nhanh khi chậm, xôn xao vòm không gian. Chúng đang hát về cái gì vậy? Tôi không thể biết được. Nhưng rõ ràng là chúng đã trông thấy một cái gì đó mà tôi không thể cùng trông thấy được.

Tôi ngước nhìn về phương đông, sau vòm cây xanh thẫm bỗng nhô lên nửa vành mũ màu đỏ. Chiếc mũ đỏ to lớn nhô dần lên trên nền trời buổi sớm. Cuối cùng chiếc mũ đỏ bay lên khỏi vòm cây. Đấy là vầng mặt trời. Vầng mặt trời giống một chiếc mâm đồng đỏ bay từ từ chiếm lĩnh nền trời xa, rộng. Chim sẻ càng cất cao giọng, chiếc mâm đồng đỏ càng nhích dần lên.

Vầng mặt trời đã lên từ bao giờ? Chắc là nó đã nhô lên khỏi mặt biển trước khi nhô lên khỏi vòm cây. Trái tim tôi bỗng vang lên một bài ca hoà với bài ca của những con chim sẻ trên trời cao. Bài ca về mặt trời.

Mâm đồng đỏ. Mâm đồng đỏ
Suốt đêm tắm biển
Làm nước biển sôi
Ngày trở về trời
Mâm đồng không nguội
Mâm đồng đỏ chói.
Mặt trời. Mặt trời...

(Theo Nguyễn Trọng Tạo)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Từ in đậm trong câu sau chỉ sự vật nào?

    Tôi ngước nhìn về phương đông, sau vòm cây xanh thẫm bỗng nhô lên nửa vành mũ màu đỏ.

  • Câu 2: Nhận biết
    Nhân vật tôi nhận ra điều gì thú vị trên những ngọn cây cau?
  • Câu 3: Thông hiểu
    Câu văn sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

    Sương mù như tấm khăn voan mỏng màu sữa bay la đà trên những khóm cây quanh vườn, trùm lắp một khoảng sân.

  • Câu 4: Nhận biết
    Nhân vật tôi đã nhìn thấy cảnh tượng gì khi nhìn về phương đông?
  • Câu 5: Vận dụng
    Mục đích của nhân vật "tôi" khi đặt câu hỏi "Chúng đang hát về cái gì vậy?" là gì?
  • Câu 6: Thông hiểu
    Tác giả đã gọi "vầng mặt trời" bằng những từ ngữ nào?

    (HS có thể chọn nhiều đáp án)

  • Câu 7: Vận dụng
    Vì sao tác giả lại gọi đàn chim sẻ là "dàn đồng ca"?
  • Câu 8: Nhận biết
    Tìm chi tiết miêu tả đặc điểm tiếng hót của đàn chim sẻ.
  • Câu 9: Nhận biết
    Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả đặc điểm tiếng hót của đàn chim sẻ.

    (HS có thể chọn nhiều đáp án)

  • Câu 10: Thông hiểu
    Từ in đậm trong câu văn sau chỉ sự vật, sự việc nào?

    Nhưng rõ ràng là chúng đã trông thấy một cái gì đó mà tôi không thể cùng trông thấy được.

  • Câu 11: Nhận biết
    Vì sao nhân vật tôi thức dậy rất sớm?
  • Câu 12: Vận dụng
    Đoạn văn sau có gì đặc biệt?

    Chúng đang hát về cái gì vậy? Tôi không thể biết được.

  • Câu 13: Vận dụng
    Chọn từ ngữ thích hợp trong bảng để điền vào chỗ trống:

    Cảnh mặt trời mọc buổi sáng là một màn trình diễn ấn tượng và độc đáo do thiên nhiên tạo ra. Mỗi ngày, màn trình diễn đó lại được diễn ra một lần, nhưng dù vậy, suốt hàng ngàn năm qua, nó vẫn luôn khiến bao người phải thán phục||trầm trồ, thán phục||trầm trồ.

    (theo Ngọc Anh)

    buổi sángtrầm trồthiên nhiên
    thán phụcấn tượngtình diễn
    Đáp án là:

    Cảnh mặt trời mọc buổi sáng là một màn trình diễn ấn tượng và độc đáo do thiên nhiên tạo ra. Mỗi ngày, màn trình diễn đó lại được diễn ra một lần, nhưng dù vậy, suốt hàng ngàn năm qua, nó vẫn luôn khiến bao người phải thán phục||trầm trồ, thán phục||trầm trồ.

    (theo Ngọc Anh)

    buổi sángtrầm trồthiên nhiên
    thán phụcấn tượngtình diễn
  • Câu 14: Vận dụng
    Gạch chân dưới các từ ngữ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:

    Dàn đồng ca chim sẻ khi bổng khi trầm, khi nhanh khi chậm, xôn xao vòm không gian.

    Đáp án là:

    Dàn đồng ca chim sẻ khi bổng khi trầm, khi nhanh khi chậm, xôn xao vòm không gian.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Chi tiết nào sau đây không được dùng để miêu tả vầng mặt trời?

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm