Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sự tích chú Tễu lớp 5

Trắc nghiệm Sự tích chú Tễu lớp 5 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Học sinh đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

SỰ TÍCH CHÚ TẼU

Nhân vật:

  1. Ông quản phường rối nước
  2. Tễu – anh trai làng

Cảnh 1: Tại xưởng mộc phường rối nước.

Ông quản:– Anh tìm ai?
Anh Tễu:– Dạ thưa, con tìm ông quản phường rối nước ạ.
Ông quản:– Là ta đây!
Anh Tễu:– Dạ, con tên Tễu. Đến xin học nghề.
Ông quản:– Tễu có nghĩa là cười. Tên đẹp đấy! Vì sao con muốn học nghề rồi nước?
Anh Tễu:– Con thích ca hát mà tướng mạo khó coi, "bụng trống chầu, đầu cá trê", vào phường ta mới mong được giấu mặt mình, trình mặt rối mà hát sau bức mành ạ.
Ông quản:– Ta thấy con ngộ nghĩnh, hoạt bát đầy chứ. Ai mách con tới đây?
Anh Tễu:– Mẹ con ạ. Mẹ con bảo tới đây “không đẹp nay thì đẹp mai, học cười má phấn có hai đồng tiền”.
Ông quản:– Ha ha! Phường ta đưa tiếng cười mua vui cho làng xóm. “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ!”. Để ta dạy con diễn mấy quân hề. Tha hồ mà cười! Nào ta sang thuỷ đình ao làng để tập.

Cảnh 2: Ba năm sau, ở thuỷ đình phường rối nước.

Ông quản:– Con đã được hát ca thoả thích, vì sao sau các buổi diễn, ta thấy con đăm chiêu như vậy?
Anh Tễu:– Thưa ông quản! Gần đây, con thường mơ thấy một nơi có nhà thuỷ đình rộng mênh mông, thoả sức ngân nga cho tròn vành rõ chữ. Ở đó có nhiều người đẹp như tiên đang múa ca, vẫy gọi con...
Ông quản:– Ta nghĩ đó chính là mong ước tìm cho nghề rối nước những tích trò hay hơn, những quân rối đẹp hơn! Con cứ đi theo tâm nguyện của mình. Chỉ xin con cho phường rối làng ta lấy chính con làm hình mẫu khắc tạc một quân rối mới, thay con ở lại múa ca với bạn nghề.
Anh Tễu:– Xin vâng. Quân rối chú Tễu sẽ thay con ca hát với mọi người. Con xin cảm ơn!

(Ngày tiễn chân anh Tễu, cả phường rối cùng hát “Hãy vui... i... a... là vui như chú Tễu...”.)

(Theo Trần Quốc Toàn)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Nêu suy nghĩ của em về kết thúc "Sự tích chú Tễu"

    Ngày tiễn chân anh Tễu, cả phường rối cùng hát “Hãy vui... i... a... là vui như chú Tễu...”

    (HS có thể chọn nhiều đáp án)

  • Câu 2: Vận dụng
    Vì sao ông quản lại đồng ý dạy nghề múa rối nước cho anh Tễu?
  • Câu 3: Nhận biết
    Tên của anh Tễu có nghĩa là gì?
  • Câu 4: Vận dụng
    Từ ngữ nào sau đây không thể thay thế cho từ in đậm trong câu văn sau:

    Gần đây, con thường mơ thấy một nơi có nhà thuỷ đình rộng mênh mông, thoả sức ngân nga cho tròn vành rõ chữ.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Sau khi nghe anh Tễu giải thích lý do bản thân thường đăm chiêu, ông quản đã quyết định làm gì?

    (HS có thể chọn nhiều đáp án)

  • Câu 6: Thông hiểu
    Vì sao khi đã được thỏa ước mong trở thành một người múa rối nước, anh Tễu vẫn đăm chiêu?
  • Câu 7: Thông hiểu
    Theo ông quản, mục đích của việc biểu diễn múa rối nước của phường là gì?
  • Câu 8: Nhận biết
    Vì sao anh Tễu lại muốn học nghề rối nước?
  • Câu 9: Nhận biết
    Anh Tễu đến tìm ông quản phường rối nước để làm gì?
  • Câu 10: Nhận biết
    "Sự tích chú Tễu" gồm có những nhân vật nào?

    (HS có thể chọn nhiều đáp án)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm