Nguyễn Linh An GDCD Lớp 11

Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là gì?

Cho ví dụ. Tại sao nói thành phần kinh tế tư bản nhà nước giữ vai trò là “cầu nối” để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

3
3 Câu trả lời
  • Người Dơi
    Người Dơi

    - Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc với tư bản nước ngoài, thông qua các hình thức hợp tác như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh,…

    - Ví dụ:

    Nói thành phần kinh tế tư bản nhà nước giữ vai trò là “cầu nối” để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vì đây là thành phần kinh tế có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí, nên có những đóng góp không nhỏ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, phát triển kinh tế tư bản nhà nước còn là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hệu quả của các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay. Do vậy, phát triển kinh tế tư bản nhà nước là đòi hỏi khách quan, giữ vai trò là hình thức kinh tế trung gian, hình thức kinh tế quá độ, là cầu nối đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta.

    0 Trả lời 22/09/21
    • Biết Tuốt
      Biết Tuốt

      Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc với tư bản nước ngoài, thông qua các hình thức hợp tác như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh,…

      Ví dụ: Mỏ dầu Bạch Hổ - liên doanh dầu khí Việt Nam – Liên Xô.

      Thành phần kinh tế tư bản nhà nước giữ vai trò là “cầu nối” để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vì:

      CN.TBNN là hình thức kinh tế cao hơn so với sản xuất nhỏ. Việc sử dụng CN.TBNN là cần thiết để phát triển lực lượng sản xuất. Sử dụng CN.TBNN, nhà nước vô sản huy động vốn, vật tư kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của các nhà tư bản và cuối cùng thay thế được CNTB bằng CNXH một cách êm thấm mà những người tư sàn vẫn có thể chấp nhận được. Chính vì thế nền kinh tế TBNN ra đời là tất yếu khách quan và nó là cầu nối giữa nền kinh tế TBCN và nền kinh tế XHCN. Vấn đề này được thể hiện rất rõ trong lý luận của Lê nin về CN.TBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong điều kiện nước ta hiện nay việc vận dụng lý luận của Lê nin vào thực tiễn với những điều kiện, đặc thù riêng là rất cần thiết.

      0 Trả lời 22/09/21
      • Su kem
        0 Trả lời 22/09/21

        GDCD

        Xem thêm