Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên năm học 2024-2025

Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên năm học 2024-2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tại Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Năm học 2024-2025, thời gian nghỉ phép của giáo viên như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024, có quy định về nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương như sau:

“4. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.”

Theo đó, đối với năm học 2024-2025, giáo viên được nghỉ phép trong năm học, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào thời gian nghỉ hè, nhưng có thể linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Ngoài ra, tại Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 cũng có đề cập đến các nội dung khác trong nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương như sau:

- Kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).

- Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.

- Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.

- Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

2. Giáo viên nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 115 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định giáo viên được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương đối với những trường hợp sau đây:

- Kết hôn: 03 ngày.

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: 01 ngày.

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: 03 ngày.

Bên cạnh đó, giáo viên còn được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo khi có ông bà nội, ông bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Theo đó, hiện nay, có những trường hợp giáo viên được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương như đã nêu trên.

3. Thời gian làm việc trong năm của giáo viên là bao nhiêu tuần?

Căn cứ Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT có quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên phổ thông như sau:

Giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, cụ thể:

- 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Giáo viên THCS và THPT trong năm học là 42 tuần, cụ thể:

- 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, cụ thể:

- 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;

- 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;

- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Theo đó, hiện nay thời gian làm việc của giáo viên được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm