Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết minh về Tết Nguyên Tiêu

Những bài văn mẫu hay lớp 8

Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Tết Nguyên Tiêu gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và tổng hợp giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Thuyết minh về Tết Nguyên Tiêu

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Ngày rằm tháng giêng âm lịch là Tết Nguyên Tiêu một trong những ngày tết truyền thống, cũng là ngày cuối trong cả dịp Tết Xuân.

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Đêm Rằm tháng Giêng Âm lịch là Tết Nguyên Tiêu cổ truyền của người dân Châu Á, còn gọi là "Tết Hoa đăng".

- Theo tập tục đêm Rằm tháng Giêng ở thành thị hay ở nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn kết hoa những năm gần đây mọi người đều yêu thích Tết Nguyên Tiêu, vậy tết cổ truyền này được bắt nguồn từ đâu ?

- Tết Nguyên Tiêu có từ đời Hán, sách "Ngày Tết Trung Quốc" xuất bản vào tháng 9 năm 1983 cho rằng: Vua Hán Văn lên ngôi sau khi "dẹp yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã " gây ra, chính ngày đó là ngày Rằm tháng Giêng, theo lệ mỗi năm vào ngày Rằm tháng Giêng vua Hán Văn ra khỏi cung vua dạo chơi "chung vui với dân". Chữ "Dạ" trong cổ ngữ Trung Quốc được gọi là "Tiêu", cho nên vua Hán Văn đã lấy ngày Rằm tháng Giêng làm ngày Tết Nguyên Tiêu.

2. Đặc điểm, ý nghĩa

- Tại nhiều nơi tối hôm Rằm tháng Giêng có lễ hội thả đèn trên sông, hoặc như tại Hội An, Đà Nẵng có lễ hội Hoa đăng.

- Có một khu vực toàn đèn lồng đủ mầu, đủ kiểu khoe sắc rực rỡ, ba mặt xung quanh Hội An là nước bên ngoài các cuộc đua thuyền tiêu biểu, ban đêm còn có thả đèn hoa sen trên mặt nước.

Trưa răm tháng giêng, có lề cầu an, có lễ phóng sinh chim. Các em có dịp đứng quanh lồng chim của gia đình mua để thả, chờ nhà sư tụng niệm, vẩy nước bằng cành lá trúc, tre làm phép phóng sinh.

Sau lễ, các em lại có dịp được thả chim và học bài học về yêu quý sinh mệnh mọi loài, trân trọng sự sống, phát triển lòng nhân ái yêu thương đối với mọi người, mọi loài xung quanh ta.

- Sau khi làm lễ phóng sinh cầu an và thụ lộc tại chùa, mọi người xin lại chai nước tại đàn Dược Sư đem về nhà uống cho dược khỏe mạnh và tai qua nạn khỏi.

- Sau đó, mọi người lại tiếp tục đi lễ Thập Tự (đi đủ 10 chùa trong ngày) hoặc đi lễ thêm tại nhiều chùa, đền, đình, miếu...

III. KẾT BÀI

- Tết Nguyên Tiêu là một trong những nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

- Chúng ta cần phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những ý nghĩa cao đẹp của nó.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

“Lễ Phật quanh năm không bằng hôm rằm tháng giêng“ Các em lại được cùng bà, cùng mẹ, cùng gia đình hoặc các em lớn hơn thì có khi cùng bạn bè đi lễ các đền. chùa, miếu mạo... Không khí thật tưng bừng náo nhiệt, được thụ lộc và thụ trai tại chùa, được gặp bạn bè cùng chơi vui vẻ tại các hội làng sau này là các hội chợ, chợ phiên, đi du ngoạn xa...

Tại nhiều nơi tối hôm rằm tháng giêng có lễ hội thả đèn trên sông, hoặc như tạ Hội An, Đà Nằng có lễ hội Hoa đăng. Có một khu vực toàn đèn lồng đủ mầu, đủ kiểu khoe sắc rực rỡ, ba mặt xung quanh Hội An là nước bên ngoài các cuộc đua thuyền tiêu biểu, ban đêm còn có thả đèn hoa sen trên mặt nước các em lại có dịp vui vẻ cùng đèn.

Trưa rằm tháng giêng, có lễ cầu an, có lễ phóng sinh chim. Các em có dịp đứng quanh lồng chim cua gia đình mua để thả. chờ nhà sư tụng niệm, vẩy nước bằng cành lá trúc, tre làm phép phóng sinh. Sau lễ, các em lại có dịp được thả chim vì học bài học về vêu quý sinh mệnh mọi loài, trân trọng sự sống, phát triển lòng nhân ái yêu thương đối với mọi người, mọi loài xung quanh ta.

Thuyết minh tết nguyên tiêuSau khi làm lễ phóng sinh cầu an và thụ lộc tại chùa, mọi người xin lại chai nước tại Dàn Dược Sư đem về nhà uống cho được khoẻ mạnh và tai qua nạn khỏi. Sau đó, mọi người lại tiếp tục đi lễ Thập Tự (đi đủ 10 chùa trong ngày) hoặc đi lễ thêm tại nhiều chùa, đền, đình, miếu,... Đây thực là một ngày hội để người lớn, trẻ em đi cầu an, cầu phước, đi du ngoạn, thăm các thắng tích nơi xa trên đường đi có cơ hội được đi viếng các đền chùa danh tiếng như Thích Ca Phật Dài (Vũng Tàu), chùa Tây Phương, chùa Trấn Quốc (Hà Nội), chùa Niệm Phật Bình Dương, các chùa Bà (Châu Đốc, Bình Dương, Tây Ninh...), chùa Hương Tích (Hà Nội), chùa Non Nước (Đà Nẵng), đình Phong Phú (Thành phố Hồ Chí Minh), đền bà Chúa Liễu Hạnh (Thanh Hóa), đền bà Chúa Kho (Bắc Ninh), đền Kiếp Bạc (Hải Dương), miếu Ba Cô (đường lên Đà Lạt)... các đình, miếu, đền, chùa ở xa mà thường ngày không có dịp viếng thăm, dâng lễ.

Ngày nay vào những dịp lễ lớn (Tết Nguyên Đán, Rằm tháng Giêng, Lễ Phật Đản..) người ta cùng đi dâng lễ và thăm viếng thập tự, đền, miếu... không chỉ những đình, đền, chùa, miếu... trong xóm, làng, trong tỉnh mà còn đi các đền, chùa.. ở ngoài tỉnh. Và những năm gần đây, các em thanh thiếu niên, ấu nhi lớn và tráng nhi vào những dịp lễ tết còn có cơ hội tham gia cùng vui chơi theo các tour du lịch, tại các Hội Bánh Tét, Hội Hoa Xuân, Hội cồng Chiêng. Ngày hội các dân tộc, các khu vui chơi...

Khi đi lễ các cảnh chùa xa cùng cha mẹ, các em lại có dịp vừa đi du lịch xa vừa thăm cảnh đẹp và cũng là dịp thể hiện và phát huy lòng tín ngưỡng nơi đạo pháp, vào nhân quả:

“Làm lành thì lại gặp lành

Làm ác thì lụi tan tành ra ma"

(có nơi đọc là “ra tro")

Khi vào lễ chùa, nghe giảng kinh, đến thăm chỗ thờ Thập điện Diêm Vương, xem tranh treo trên tường vẽ các cảnh hình phạt tội nhân làm ác ở trân gian, các em bắt đầu biết tránh xa tội ác vì những hình phạt sẽ phải chịu.

Các em bắt đầu biết sợ trừng phạt của luật Trời khi làm bậy vì mặc dù người đời không biết, luật pháp thế gian bỏ sót không hay, nhưng lại không thể lọt qua lưới trời vì qua những ý niệm người lớn hằng nhắc nhở các em thì “Quỷ thần luôn ở hai vai ta. Ông Thiện ghi các việc lành và ông Ác ghi các việc xấu mà ta làm để trình lên Thánh Thần, Trời Phật xét xử” (đây có thể là cách nói đơn giản để khuyên các em làm điều lành và tránh điều ác nhưng các em lại rất tin và cũng rất sợ, nhất là khi nhìn thấy hình hai vị Hộ Pháp (ông Thiện và ông Ác) thờ ở hai bên cửa vào chánh điện của mỗi chùa). Lớn hơn chút nữa các em bắt đầu phát triển tâm lành vì được người lớn dạy rằng: vạn sự “nhất thiết duy tâm tạo”: mọi được, mất trong đời mỗi người thực sự đều bởi các việc lành hoặc dữ do tâm ta khiển ta hành động mà tạo nên hậu quả (quan niệm nhân quả của Phật giáo). Thượng đế của ta (ban phát cho ta ơn lành, việc tốt hoặc trừng phạt ta, bắt ta chịu hoạn nạn v.v...) thực ra chính là tâm ta vậy.

Trí óc non nớt thơ ngây của các em đối với các ý niệm trên khi được người lớn giảng chỉ hiểu một cách mơ hồ là muốn làm lành tránh dữ, muốn làm người tốt để được phước, được an vui, học giỏi thì các em phải theo lời chỉ bảo của người lớn không được nói dối, không được làm bậy (như: ăn cắp, nói tục, lười học V.V.), phải vâng lời cha mẹ, phải giúp đỡ người già, tàn tật... vì các em luôn nhớ tới lời người lớn đã dặn mọi việc xấu tốt các em làm quỷ thần hai vai đều biết hết... Rồi cứ như thế các em ngày càng củng cố tín ngưỡng của mình, xây dựng dần dần những tập tín hướng thiện đề khi lớn lên, hiểu được chính xác các lời thuyết giảng về Đạo pháp, mỗi em sẽ trở thành một con người lương thiện, một công dân tốt biết làm tròn trách vụ của mình, biết yêu thương mọi người xung quanh.

Như vậy, những mầm mống về tín ngưỡng của các em trong khi vui chơi (chơi bầy đình, chùa, chơi phụ đồng, chơi trò chơi thiên đàng địa ngục hai bên...), khi dự lễ hội, khi cùng cha mẹ tham dự các lễ tôn giáo... nếu biết hướng dẫn khéo sẽ là căn bản tốt để xây dựng nên những con người có đạo đức, hướng thiện có lợi cho xã hội, nhân quần.

Cũng như vậy, những buổi cúng lễ gia tiên cùng gia đình trong ngày Tết cũng như cùng bà con họ hàng trong những ngày giỗ chạp là những bài học thiết thực vê sự tri ân tổ tiên, gia đình ngày Tết cũng như ngày thường, không khí thân mật, náo nhiệt những lúc vui chơi bài hoặc cờ bàn trong gia đình những ngày lễ Tết, ngày xuân sẽ là kỷ niệm sâu đậm khó quên về tình nghĩa gia đình mà sau này khi lớn lên dù ở hoàn cảnh nào, nơi xa xôi nào vẫn khiến người ta nhớ tới và khát khao dược trở lại với gia đình, họ mạc...

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Tết Nguyên Tiêu. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.

Bài tiếp theo: Thuyết minh về tranh Đông Hồ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm