Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tính chất hóa học của Ancol

Tính chất hóa học của Ancol được VnDoc biên soạn tổng hợp là nội dung lý thuyết về tính chất hóa học của Ancol. Nội dung đưa ra các phản ứng cụ thể, kèm theo phương trình tổng quát, ví dụ. Giúp bạn đọc ghi nhớ, củng cố kiến thức một cách tốt nhất. Từ đó vận dụng vào giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

I. Ancol phản ứng với kim loại kiềm

Phản ứng của Ancol tác dụng với Na

R(OH)z + zNa → R(ONa)z + z/2H2

Thí dụ: 

C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2H

Ancol hầu như không phản ứng được với NaOH mà ngược lại natri ancolat bị phân hủy hoàn toàn

R(ONa)z + zH2O → R(OH)z + zNaOH

Chú ý trong quá trình làm bài tập: 

Trong phản ứng của ancol với Na:

mbình Na tăng = mAncol – mH2 = nAncol.(MR + 16z).

mbình Ancol tăng = mNa – mH2 = nAncol.22z.

Nếu cho dung dịch ancol phản ứng với Na thì ngoài phản ứng của ancol còn có phản ứng của H2O với Na.

Số nhóm chức Ancol = 2.nH2/nAncol.

II. Ancol phản ứng với axit

1. Ancol phản ứng với axit vô cơ HX

Ancol phản ứng với các axit như H2SO4, HCl,...

CnH2n+2-2k-z(OH)z + (z + k)HX → CnH2n + 2 – zXz + k

→ số nguyên tử X bằng tổng số nhóm OH và số liên kết pi.

Thí dụ: 

C2H5OH + HCl → C2H5Cl + H2O

2. Ancol phản ứng với axit hữu cơ (phản ứng este hóa)

ROH + R’COOH ↔ R’COOR + H2O

yR(OH)x + xR’(COOH)y ↔ R’x(COO)xyRy + xyH2O

Thí dụ:

CH3COOH + C2H5OH \overset{H_{2} SO_{4} , t^{o} }{\rightleftharpoons}\(\overset{H_{2} SO_{4} , t^{o} }{\rightleftharpoons}\)CH3COOC2H5 + H2O

* Chú ý:

Phản ứng được thực hiện trong môi trường axit và đun nóng.

Phản ứng có tính thuận nghịch nên chú ý đến chuyển dịch cân bằng.

III. Phản ứng tách nước (đề hiđrat hóa)

1. Tách nước từ 1 phân tử ancol tạo anken của ancol no, đơn chức, mạch hở.

CnH2n+1OH → CnH2n + H2O (H2SO4 đặc, >1700C)

C2H5OH \overset{H_{2} SO_{4}  đặc, 170^{o} C}{\rightarrow}\(\overset{H_{2} SO_{4} đặc, 170^{o} C}{\rightarrow}\)C2H4 + H2O

Điều kiện của ancol tham gia phản ứng: ancol có Hα.

* Chú ý:

Khi giải bài tập có liên quan đến phản ứng tách nước cần nhớ:

mAncol = manken + mH2O + mAncol dư

nancol phản ứng = nanken = nnước

Các phản ứng tách nước đặc biệt:

CH2OH-CH2OH → CH3CHO + H2O

CH2OH-CHOH-CH2OH → CH2=CH-CHO + 2H2O

2. Tách nước từ 2 phân tử ancol tạo ete

ROH + R’OH → ROR’ + H2O (H2SO4 đặc; 1400C)

Chú ý:

Từ n ancol khác nhau khi tách nước ta thu được n.(n + 1)/2 ete trong đó có n ete đối xứng.

Nếu tách nước thu được các ete có số mol bằng nhau thì các ancol tham gia phản ứng cũng có số mol bằng nhau và nAncol = 2.nete = 2.nH2O và nAncol = mete + nH2O + mAncol dư.

IV. Phản ứng oxi hóa Ancol

1. Oxi hóa hoàn toàn

CxHyOz + (x + y/4 – z/2)O2 → xCO2 + y/2H2O

Chú ý trong quá trình làm bài tập

Phản ứng đốt cháy của ancol có đặc điểm tương tự phản ứng đốt cháy hiđrocacbon tương ứng.

+ Nếu đốt cháy ancol cho nH2O > nCO2 → ancol đem đốt cháy là ancol no và nAncol = nH2O – nCO2.

+ Nếu đốt cháy ancol cho nH2O > 1,5.nCO2 → ancol là CH3OH. Chỉ có CH4 và CH3OH có tính chất này (không kể amin).

– Khi đốt cháy 1 hợp chất hữu cơ X thấy nH2O > nCO2 → chất đó là ankan, ancol no mạch hở hoặc ete no mạch hở (cùng có công thức CnH2n+2Ox).

2. Oxi hóa không hoàn toàn

Ancol bậc I + CuO tạo anđehit:

RCH2OH + CuO → RCHO + Cu + H2O

Ancol bậc II + CuO tạo xeton:

RCHOHR’ + CuO → RCOR’ + Cu + H2O

Ancol bậc III không bị oxi hóa bằng CuO.

* Chú ý: mchất rắn giảm = mCuO phản ứng – mCu tạo thành = 16.nAncol đơn chức.

V. Phản ứng riêng của một số loại ancol

1. Ancol etylic CH3CH2OH

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O (men giấm)

2C2H5OH → CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O + H2 (Al2O3, ZnO, 4500C)

2. Ancol không no có phản ứng như hidrocacbon tương ứng

2.1. Phản ứng với Hidro, alylic CH2 = CH – CH2OH: Ancol + H2

CH2=CH-CH2OH + H2 → CH3-CH2-CH2OH (Ni, t0)

2.2. Phản ứng với Brom

CH2=CH-CH2OH + Br2 → CH2Br-CHBr-CH2OH

2.3. Phản ứng với dd thuốc tím

3CH2=CH-CH2OH + 2KMnO4 + 4H2O → 3C3H5(OH)3 + 2KOH + 2MnO2

3.  Ancol đa chức có các nhóm OH liền kề

tạo dung dịch màu xanh lam với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường:

2R(OH)2 + Cu(OH)2 → [R(OH)O]2Cu + 2H2O

4. Một số trường hợp ancol không bền

+ Ancol có nhóm OH liên kết với C nối đôi chuyển vị thành anđehit hoặc xeton:

CH2=CH-OH → CH3CHO

CH2=COH-CH3 → CH3-CO-CH3

+ Ancol có 2 nhóm OH cùng gắn vào 1 nguyên tử C bị tách nước tạo anđehit hoặc xeton:

RCH(OH)2 → RCHO + H­2O

HO-CO-OH → H2O + CO2

RC(OH)2R’ → RCOR’ + H2O

+ Ancol có 3 nhóm OH cùng gắn vào 1 nguyên tử C bị tách nước tạo thành axit:

RC(OH)3 → RCOOH + H2O

---------------------------------------------------------

VnDoc đã gửi tới các bạn bộ tài liệu Tính chất hóa học của Ancol tới các bạn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm