Tính chất hóa học của HNO3
Tính chất hóa học của axit nitric
Tính chất hóa học của HNO3 được VnDoc biên soạn tóm tắt trọng tâm kiến thức nội dung tính chất hóa học của axit nitric, chỉ ra các tính chất hóa học của HNO3 là. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi bài tập vận dụng liên quan. Giúp bạn đọc củng cố kiến thức, học tập tốt hơn. Mời các bạn tham khảo.
I. Axit nitric thể hiện tính axit
Axit nitric có tính chất của một axit bình thường nên nó làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat tạo thành các muối nitrat
2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O
2HNO3 + BaCO3 → Ba(NO3)2 + H2O + CO2
II. Tính oxi hóa của HNO3
1. Axit nitric tác dụng với kim loại
Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước .
Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O ( to)
Mg + HNO3 đặc
Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O
Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2
Mg(rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)
Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.
2. Axit nitric Tác dụng với phi kim
(Các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic và halogen) tạo thành nito dioxit nếu là axit nitric đặc và oxit nito với axit loãng và nước, oxit của phi kim.
C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2
3. Tác dụng với oxit bazo, bazo, muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất:
FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2
3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
4. Tác dụng với hợp chất
3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3S ↓+ 2NO + 4H2O
Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.
5. Tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ
Axit nitric có khả năng phá hủy nhiều hợp chất hữu cơ, nên sẽ rất nguy hiểm nếu để axit này tiếp xúc với cơ thể người.
[(C6H7O2(OH)3]n + (3-a)nHNO3 ( đặc) → [(C6H7O2(ONO2)3-a(OH)a]n + (3-a)nH2O
III. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Nhóm kim loại không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội là
A. Zn, Mg, Pb
B. Cu, Fe, Ag
C. Al, Fe, Au
D. Mg, Al, Pt
Câu 2. Kim loại nào sau đây không phản ứng với HNO3 đặc nguội?
A. Al
B. Cu
C. Zn
D. Ag
Câu 3. Các kim loại không phản ứng với HNO3 đặc nguội là
A. Al, Fe, Cu.
B. Al, Fe, Cr.
C. Al, Fe, Na.
D. Al, Fe, Sn.
Câu 4. Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội
A. Fe, Al
B. Zn, Pb
C. Mn, Ni
D. Cu, Ag
Câu 5. Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng lọ Axit nitric đặc trong phòng thí nghiệm có màu nâu vàng hoặc nâu là do.
A. HNO3 oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu
B. HNO3 tự oxi hóa thành hợp chất có màu
C. HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng
D. HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.
Câu 6. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là:
A. 13,92 gam
B. 15,60 gam
C. 16,80 gam
D. 14,80 gam
Ta có: nMg = 0,09 mol và nNO = 0,04 mol
Mg0 → Mg+2 + 2e
0,09 → 0,18
N+5 + 3e→ N+2
0,12 ← 0,04
Vậy còn 1 sản phẩm khử nữa là NH4NO3
N+5 + 8e → N-3
8a → a
Theo bảo toàn e: 0,18 = 0,12 + 8a → a = 0,0075 mol => m = 0,0075 . 80 + 0,09 .148 = 13,92 gam
--------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Tính chất hóa học của HNO3. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.