Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tính chất hóa học của kim loại lớp 9

Tính chất hóa học của kim loại

Tính chất hóa học của kim loại lớp 9 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc chỉ ra các tính chất hóa học đặc trưng của kim loại. Từ đó bạn đọc nắm được nội dung kiến thức của bài, vận dụng vào giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

A. Tính chất hóa học chung của kim loại

I. Tác dụng với phi kim

1. Với oxi

Nhiều kim loại phản ứng được với oxi tạo thành oxit.

3Fe + 2O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Fe3O4

4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

Trừ Ag, Au, Pt không phản ứng được với oxi

2. Với lưu huỳnh

- Nhiều kim loại phản ứng được với lưu huỳnh tạo thành muối sunfua (=S)

2Al + 2S \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Al2S3

3. Phản ứng với clo

Nhiều kim loại phản ứng được với clo tạo thành muối clorua (-Cl)

2Fe + 3Cl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2FeCl3

II. Tác dụng với axit

  • Dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng (chỉ có kim loại đứng trước H mới phản ứng)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mg + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2

  • Tác dụng với HNO3, H2SO4 trong điều kiện đặc, nóng.

Tác dụng với HNO3: kết quả tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau

M + HNO3 → M(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O

Tác dụng với H2SO4: kết quả tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí

M + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O

III. Tác dụng với dung dịch muối

Trừ K, Na, Ca, Ba không đẩy được kim loại vì tác dụng ngay với nước

Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng.

2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Mg + FeCl2 → Fe + MgCl2

IV. Tác dụng với nước

Những kim loại mạnh gồm: R = {K, Na, Ca, Li, Ba, Sr,…} trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.

R + nH2O → H2 + R(OH)n

B. Bài tập tính chất hóa học của kim loại

Bài 1. Hoàn thành phương trình phản ứng hóa học sau

1) Cu + ? → CuCl2 + ?

2) Fe + ? → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

3) K + ? \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} KCl

4) Cu + ? \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CuS

5) Cu + ? → Cu(NO3)3 + Ag

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

1) Cu + Cl2 → CuCl2

2) 2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

3) 2K + Cl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2KCl

4) Cu + S \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}CuS

5) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 +2Ag

Bài 2. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 kìm loại sau Fe, Ag, Al.

Đáp án hướng dẫn giải

Cho 3 chất rắn trên tác dụng với dung dịch NaOH, chất nào xảy ra phản ứng, có khí thoát ra là Al. Fe và Ag không phản ứng với dung dịch NaOH.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Cho 2 kim loại còn lại tác dụng với dung dịch HCl, chất nào xảy ra phản ứng, có khí thoát ra là Fe. Chấ không tác dụng với HCl là Ag

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 3. Cho 10,45 gam hỗn hợp Al và Cu phản ứng vừa đủ với 7,28 lít khí Cl2 (đktc). Sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 muối.

a) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

b) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Phương trình hóa học của phản ứng:

2Al + 3Cl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}2AlCl3

x → 3x/2

Cu + Cl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}CuCl2

y → y

a) Số mol của Cl2 bằng: nCl2 = 0,325 (mol)

Áp dụng ĐLBTKL:

m kim loại + mCl2 = m muối => m muối = 10,45 + 0,325.71 = 33,525 (gam)

b) Đặt số mol Al = x, Cu = y

Theo đề bài ta có: 27x + 64 y = 10,45 (1)

Số mol Cl2 bằng: 3x/2 + y = 0,325 (2)

Giải hệ phương trình (1), (2) ta được: x = 0,15 mol, y = 0,1 mol

=> %mAl = (0,15.27)/10,45.100% = 38,76%

=> %mCu = 100% - 38,76% = 61,24%

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hỗn hợp A gồm Al và Cu cần vừa đủ 1,456 lít hỗn hợp khí gồm O2 và Cl2 thu được 6,64 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Al trong A là?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

=> mO2 + mCl2 = mChất rắn – mKL = 6,64 – 3 = 3,64 gam

nO2 + nCl2 = 1,456 : 22,4 = 0,065 (mol)

Gọi số mol O2, Cl2 lần lượt là a, b

=> Ta có hệ phương trình:

x + y = 0,065

32x + 71y = 3,64

=> x = 0,025 ; y = 0,04

Gọi số mol Al, Cu lần lượt là a, b

Áp dụng định luật bảo toàn electron:

=> Tổng lượng e nhường của kim loại bằng tổng lượng e nhận của phi kim (O2, Cl2)

=> 3a + 2b = 4.nO2 + 2.nCl2

=> 3a + 2b = 4.0,025 + 2.0,04 = 0,18 (1)

Khối lượng của 2 kim loại bằng 3 gam

=> 27a + 64b = 3 (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,04 ; b = 0,03

% Al = (0,04. 27)/3 . 100% = 36%

..............................

VnDoc đã gửi tới các bạn bộ tài liệu Tính chất hóa học của kim loại lớp 9 tới các bạn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 712
Sắp xếp theo

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm