Trắc nghiệm Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Trắc nghiệm Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án giúp các em học sinh hệ thống lại các kiến thức phần Tập làm văn - Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Trắc nghiệm Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt lớp 6
Câu 1. Khái niệm văn bản là gì?
A. Văn bản được tạo thành bởi nhiều câu có chung ý nghĩa, được sắp xếp thành nhiều đoạn.
B. Văn bản là chuỗi lời nói miệng, bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp thực hiện mục đích giao tiếp
C. Văn bản là những đoạn truyền tải thông điệp, ý tưởng của tác giả đối thoại với người đọc
D. Văn bản là những đoạn văn được tạo thành nhằm mục đích giao tiếp.
Đáp án B
→ Văn bản có hình thức dạng nói và viết, thể hiện một chủ đề, có sử dụng phương thức biểu đạt thích hợp để thực hiện mục đích giao tiếp
Câu 2. Có mấy loại phương thức biểu đạt chính
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án: D
→ Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết min, hành chính - công vụ
Câu 3. Truyện Con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản nào?
A. Thuyết minh
B. Tự sự
C. Hành chính - công vụ
D. Nghị luận
Đáp án: B
→ Con rồng cháu tiên, là văn bản tự sự, có cốt truyện, nhân vật, phản ánh sinh động nguồn gốc ra đời của nước Văn Lang
Câu 4. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả, biểu cảm, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án B
→ Truyện Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự
Câu 5. Theo em, lời phát biểu của thầy cô giáo trong buổi lễ khai giảng năm học mới có phải là một văn bản không?
A. Có
B. Không
Đáp án: A
→ Bởi lời phát biểu đó có tính thống nhất về chủ đề (chủ đề ngày khai trường, nhiệm vụ, mục tiêu…) nhằm chào mừng, cổ vũ, đặt ra nhiệm vụ cho năm học mới.
Câu 6. Cho câu ca dao sau:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Đây là một văn bản, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
→ Ca dao này được sáng tác có tư tưởng: nhắc nhở con người phải biết thương yêu nhau, đùm bọc, che chở lẫn nhau. Cách bắt vần của thể lục bát, thể hiện trọn vẹn một ý.
Câu 7. Bức thư, bài nói chuyện chuyên đề có phải một văn bản không?
A. Có
B. Không
Đáp án: A
Bức thư, bài nói chuyện chuyên đều chính là một văn bản, có nội dung, có tình cảm, tư tưởng hoàn chỉnh
Câu 8. Để tường thuật trận đấu bóng đá cần sử dụng văn bản nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
Đáp án A
→ Tường thuật trực tiếp trận đấu bóng là hình thức tự sự (nhân vật, diễn biến, thời gian…)
Câu 9. Bày tỏ niềm yêu mến, xúc động về tấm gương vượt khó trong cuộc sống, cần sử dụng văn bản gì?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Hành chính – công vụ
Đáp án: C
→ Bày tỏ tình cảm, cảm xúc cần sử dụng văn bản biểu cảm
Câu 10. Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp của sự vật, hiện tượng người ta sử dụng văn bản thuyết minh, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
→ Văn bản thuyết minh để giới thiệu, trình bày, nêu đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng.
Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Trắc nghiệm Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.