Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 bài 32: Ankin
Bài tập trắc nghiệm Hóa 11
Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 bài 32: Ankin là tài liệu tham khảo hữu ích do VnDoc đăng tải, với các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa khác nhau, bám sát nội dung bài học, hỗ trợ quá trình dạy và học môn Hóa đạt chất lượng.
Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 bài 32: Ankin
Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 bài 31: Luyện tập Anken và Ankađien
Hóa học 11 Bài 32: Ankin
Câu 1: Chất X có công thức: CH3 – CH(CH3) – C CH. Tên thay thế của X là
A. 2-metylbut-2-en
B. 3-metylbut-1-in
C. 3-metylbut-1-en
D. 2-metylbut-3-in
Câu 2: Số liên kết σ trong mỗi phân tử etilen; axetilen; buta-1,2- đien lần lượt là
A. 3; 5; 9
B. 5; 3; 9
C. 4; 2; 6
D. 4; 3; 6
Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa?
A. CH3 – CH = CH2
B. CH2 – CH – CH = CH2.
C. CH3 – C ≡ C – CH3
D. CH3 – CH2 – C ≡ CH2
Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 5: 4 gam một ankin X có thể làm mất tối đa 200m dung dịch Br2 1M. Công thức phân tử của X là
A. C5H8
B. C2H2
C. C3H4
D. C4H6
Câu 6: Dẫn 3,36 lít hỗn hợp X gồm metan và axetilen vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa và có 1,12 lít khí thoát ra. (Thể tích các khí đo (đktc)). Giá trị của m là
A. 12,0
B. 24,0
C. 13,2
D. 36,0
Câu 7: Cho 3,36 lít Hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C4H4
B. C2H2
C. C4H6
D. C3H4
Câu 8: Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là
A. 0,46
B. 0,22
C. 0,34
D. 0,32
Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 11
1. B | 2. B | 3. D | 4. B | 5. C | 6. B | 7. B | 8. B |
Câu 5:
nBr2 = 1.0,2 = 0,2 mol
2nX = nBr2 => nX = 0,1
=> MX = 40 (C3H4)
Câu 6:
nC2H2 = (3,36 - 1,12) / 22,4 = 0,1 mol
=> nC2Ag2 = 0,1 mol => m = 0,1 . 240 = 24 gam
Câu 7:
CxHy + nAgNO3 + nNH3 → CxHy-nAgn + nNH4NO3
n ↓ = nX = 3,36/22,4 = 0,15 (mol) => M ↓ = 36/0,15 = 240
MX = M ↓ - 107n => n = 2; MX = 26 (C2H2)