Trắc nghiệm Toán lớp 7 chương 3: Thống kê
Trắc nghiệm Toán lớp 7 chương 3: Thống kê
Trắc nghiệm Toán lớp 7 chương 3: Thống kê. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm để gửi tới quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 nhằm giúp cho quá trình giảng dạy và học tập môn Toán phần chương 3 được trở nên thuận tiện hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.
- Đề kiểm tra 1 tiết chương 3 Đại số 7 trường THCS Ngư Lộc, Thanh Hóa năm 2019
- Các đề ôn tập kiểm tra chương 3 Đại số 7
- Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Toán Đại số lớp 7 năm học 2019 - 2020
- Ôn tập Toán 7 học kì 2 chuyên đề Thống kê
- Đề thi giữa kì 2 Toán 7 có đáp án trường THCS - THPT Đinh Tiên Hoàng, TP Hồ Chí Minh năm 2019
- Đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Toán trường THCS Tiên Hiệp, Hà Nam năm 2019
Chương III: THỐNG KÊ
Bài 1: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ
Điểm kiểm tra toán 15 phút của một tổ được bạn tổ trưởng ghi lại như sau:
Tên | An | Chung | Duy | Hà | Hiếu | Hùng | Liên | Linh | Lộc | Việt |
Điểm | 7 | 8 | 7 | 10 | 6 | 5 | 9 | 10 | 4 | 8 |
Bảng 1
Câu hỏi: Chọn câu trả lời đúng
1. Dấu hiệu cần tìm hiểu ở bảng 1 là:
A. Số học sinh của một tổ
B. Điểm kiểm tra 15 phút của mỗi học sinh
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
2. Số các giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 là
A. 7 B. 9 C. 10 D. 74
3. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu ở bảng 1 là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
4. Chọn câu trả lời sai:
A. Số tất cả các giá trị (không nhất thiết khác nhau) của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra
B. Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số liệu thống kê
C. Tần số của một giá trị là số các đơn vị điều tra
D. Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó
Đáp án
1 | 2 | 3 | 4 |
B | C | D | C |
Bài 2: BẢNG "TẦN SỐ" CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU
Số lượng học sinh nữ của các lớp trong một trường THCS được ghi lại trong bảng dưới đây:
17 18 20 17 15 24 17 22 16 18 16 24 18 15 17 20 22 18 15 18 |
Bảng 2
Câu hỏi: Chọn câu trả lời đúng
1. Dấu hiệu cần tìm hiểu ở bảng 2 là:
A. Số lớp trong một trường THCS
B. Số lượng học sinh nữ trong mỗi lớp
C. Số lớp và số học sinh nữ của mỗi lớp
D. Cả A, B, C đều đúng
2. Tần số lớp có 18 học sinh nữ ở bảng 2 là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
3. Số lớp có nhiều học sinh nữ nhất ở bảng 2 là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
4. Theo điều tra ở bảng 2, số lớp có 20 học sinh nữ trở lên chiếm tỉ lệ:
A. 20% B. 25% C. 30% D. 35%
Đáp án
1 | 2 | 3 | 4 |
B | C | A | C |
Bài 3: BIỂU ĐỒ
Hình 1 sau biểu diễn diện tích rừng nước ta bị phá, được thống kê từ năm 1995 đến 1998 (đơn vị trục tung: nghìn ha)
Câu hỏi: Chọn câu trả lời đúng
1. Trong các năm 1995, 1996, 1997, 1998 thì năm mà diện tích rừng bị phá nhiều nhất là:
A. 1995 B. 1996 C. 1997 D. 1998
2. Diện tích rừng bị phá năm 1995 là:
A. 5 ha B. 20 ha C 20 nghìn ha D. 15 nghìn ha
3. Quan sát hình 2 (đơn vị của các cột là triệu người) Chọn câu trả lời đúng Từ năm 1960 đến năm 1999 số dân nước ta tăng thêm?
A. 46 triệu người
B. 66 triệu người
C. 56 triệu người
D. 36 triệu người
4. Qua bảng 2. Chọn câu trả lời sai
A. Năm 1921 số dân của nước ta là 16 triệu người
B. Năm 1980 số dân của nước ta là 54 triệu người
C. Năm 1990 số dân của nước ta là 66 nghìn người
D. Năm 1999 số dân của nước ta là 76 triệu người
Đáp án
1 | 2 | 3 | 4 |
A | C | A | C |
Bài 4: SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
Câu hỏi: Chọn câu trả lời đúng
Điểm kiểm tra toán (1 tiết) của học sinh lớp 7A được bạn lớp trưởng ghi lại ở bảng sau
3 8 5 9 10 5 10 7 5 8 5 7 3 4 10 6 3 5 6 9 6 4 5 6 7 5 8 7 8 5 8 6 8 9 10 6 9 10 10 6 5 7 4 8 8 9 5 6 7 4 |
1. Số học sinh làm bài kiểm tra là:
A. 40 B. 45 C. 50 D. 55
2. Điểm trung bình của lớp 7A là
A. 6,7 B. 6,6 C. 6,8 D. 6,9
3. Mốt của dấu hiệu là
A. M0 = 10 B. M0 = 5 C. M0 = 9 D. M0 = 3
4. Dấu hiệu điều tra
A. Điểm kiểm tra toán (1 tiết) của học sinh lớp 7A
B. Số học sinh của lớp 7A
C. Cả hai câu A và B đều đúng
D. Cả hai câu A và B đều sai
Đáp án
1 | 2 | 3 | 4 |
C | A | B | A |
ÔN TẬP CHƯƠNG III
Câu hỏi: Chọn câu trả lời đúng
1. Chọn câu trả lời đúng
A. Tần số là các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu
B. Tần số của một giá trị là một giá trị của dấu hiệu
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
2. Số trung bình cộng
A. Không được dùng làm "đại diện" cho dấu hiệu
B. Được dùng làm "đại diện" cho dấu hiệu
C. Không dùng để so sánh các dấu hiệu cùng loại
D. Cả A, B, C trả lời đều sai
3. Số lượng học sinh nữ của các lớp trong một trường THCS được ghi lại trong bảng dưới đây
17 18 20 17 15 24 17 22 16 18 16 24 18 15 17 20 22 18 15 18 |
a) Tổng các tần số của dấu hiệu thống kê là
A. 10 B. 20 C. 30 D. 367
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là
A. 7 B. 10 C. 20 D. 6
Đáp án
1 | 2 | 3 | 4 |
C | B | B | A |
Ngoài Trắc nghiệm Toán lớp 7 chương 3: Thống kê, mời các bạn tham khảo thêm: Giải bài tập Toán lớp 7, Giải Vở BT Toán 7, Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi giữa kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.
Mời làm trắc nghiệm online tại đây: Trắc nghiệm Toán lớp 7 chương 3: Thống kê