Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Vật lí 7 Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 7 bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng được VnDoc tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Vật lý lớp 7.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Câu 1: Chọn một phát biểu sai khi nói về hiện tượng Nguyệt thực?

  1. Nguyệt thực xảy ra ban đêm.
  2. Mặt Trời,Trái Đất, Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng.
  3. Nguyệt thực xảy ra ban ngày.
  4. Mặt Trăng bị trái đất che khuất không được Mặt trời chiếu sáng.

Câu 2: Khi đứng ở vị trị bóng tối hay bóng nửa tối ta mới quan sát được hiện tượng Nhật thực toàn phần. Vì sao lại khẳng định như vậy?

  1. Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng nửa tối ta có thể nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
  2. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
  3. Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
  4. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta sẽ nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

Câu 3: Bóng tối nằm ở phía sau vật cản ... ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

  1. Nhận được
  2. Không nhận được
  3. Có thể nhận được
  4. Có thể không nhận được

Câu 4: Chọn phát biểu đúng: Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản

  1. Chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
  2. Nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
  3. Không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
  4. Không nhận được nhiều ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Câu 5: Hiện tượng nào xảy ra khi Mặt Trăng bị trái đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng?

  1. Nhật thực một phần
  2. Nguyệt thực
  3. Nhật thực toàn phần
  4. Nhật thực

Câu 6: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

  1. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
  2. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
  3. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
  4. Khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.

Câu 7: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?

  1. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.
  2. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.
  3. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
  4. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

Câu 8: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

  1. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng.
  2. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.
  3. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.
  4. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 9: Ta quan sát thấy gì khi nơi ta đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng?

  1. Trời bỗng sáng bừng lên.
  2. Xung quanh Mặt Trăng xuất hiện cầu vồng.
  3. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.
  4. Trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.

Câu 10: Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng điện dây tóc đang sáng và một màn chắn. Kích thước của bóng nửa tối thay đổi như thế nào khi đưa vật cản lại gần màn chắn hơn?

  1. Tăng lên
  2. Giảm đi
  3. Không thay đổi
  4. Lúc đầu tăng lên, sau giảm đi

Câu 11: Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?

  1. Ngọn nến sáng yếu hơn
  2. Ngọn nến sáng mạnh hơn
  3. Không có gì khác
  4. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến

Câu 12: Bóng tối là:

A. Vùng vừa có ánh sáng chiếu tới vừa là bóng đen

B. Vùng nằm cạnh vật chắn sáng

C. Vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng

D. Vùng nằm sau vật chắn sáng và không có ánh sáng chiếu tới

Câu 13: Bóng nửa tối là:

A. Vùng nằm sau vật chắn sáng và không có ánh sáng chiếu tới

B. Vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng

C. Vùng được chiếu sáng đầy đủ

D. Vùng nằm cạnh vật chắn sáng

Câu 14: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây:

Vật cản sáng là vật

A. Cho ánh sáng truyền qua

B. Cản đường truyền ánh sáng

C. Không cho ánh sáng truyền qua

D. Đặt trước mắt người quan sát

Câu 15: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực?

A. Mặt Trăng bị gấu trời ăn

B. Mặt phản xạ của mặt trăng không hướng về Trái Đất nơi ta đang đứng

C. Mặt Trăng bỗng dung ngừng phát sáng

D. Trái Đất chắn không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng

-----------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 7 bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về khái niệm, tính chất của định luật truyền thẳng của ánh sáng ...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 7 bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Vật lý 7, Giải bài tập Vật Lí 7, Giải Vở BT Vật Lý 7, Lý thuyết Vật lí 7, Tài liệu học tập lớp 7

Đánh giá bài viết
7 3.507
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Vật lý 7

    Xem thêm