Đinh Thị Nhàn Sinh học Lớp 9

Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp nào?

Phương pháp nào được xem là cơ bản? Cho ví dụ minh họa kết quả của mỗi phương pháp đó.

3
3 Câu trả lời
  • Người Dơi
    Người Dơi

    Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các phương pháp lai hữu tính để tạo biên dị tố hợp, đột biến thực nghiệm, tạo giống đa bội thể, tạo giông ƯU thế lai íF; kết hợp với các phương pháp chọn lọc). Phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 22/10/21
  • Đường tăng
    Đường tăng

    Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các phương pháp:

    - Gây đột biến nhân tạo:

    + Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể: tạo giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, nếp thơm TK106…; tạo giống đậu tương DT55 từ xử lí đột biến giống DT74 có thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ, chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng…

    + Phối hợp giữa lai hữu tính và phối hợp đột biến: Giống lúa A20 được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến H20 × H30.

    + Chọn giống bằng chọn lọc tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma: giống táo đào vàng được tạo ra bằng xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc cho quả to, mã đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt, có vị thơm đặc trưng.

    - Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có:

    + Tạo biến dị tổ hợp: tạo giống lúa DT17 từ phép lai hai giống lúa DT10 × OM80 cho giống có năng suất cao, hạt gạo dài, trong, cơm dẻo.

    + Chọn lọc cá thể: giống cà chua P375 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan.

    - Tạo giống ưu thế lai (ở F1): các giống ngô lai được tạo ra như: LVN10, LVN98, HQ2000 là giống ngô dài ngày, chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh; LVN20, LVN24, LVN25 là giống lai đơn ngắn ngày, chống đổ tốt, thích hợp vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt.

    - Tạo giống đa bội thể: giống dâu số 12 là giống dâu tam bội (3n) được lai giữa thể tứ bội (4n - giống dâu Bắc Ninh) với giống lưỡng bội (2n) cho giống có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.

    Trong các phương pháp chọn giống trên, phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản.

    Tham khảo thêm: Giải bài tập trang 111 SGK Sinh lớp 9: Thành tựu chọn lọc giống ở Việt Nam

    0 Trả lời 22/10/21
  • Xuka
    Xuka

    Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

    + Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có

    Ví dụ: Lai giống lúa DT10 có tiềm năng năng suất cao với giống lúa OM80 có hạt gạo dài trong cho cơm dẻo tạo ra giống lúa DT 17 phối hợp được ưu điểm của hai giống lúa nói trên.

    Giống cà chua Đài Loan P375 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan thích hợp cho vùng thâm canh.

    + Đột biến nhân tạo

    Ví dụ: giống đậu tương DT55 được tạo ra bằng xử lí giống đột biến giống đậu tương DT 74 có thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ và chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng

    + Tạo giống đa bội thể

    Ví dụ: Giống dâu tam bội (3n) được tạo ra do lai giữa thể tứ bội với giống lưỡng bội, có lá dày, xanh đậm, thịt lá nhiều sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao

    + Tạo giống ưu thế lai (F1)

    Ví dụ: Giống ngô lai LVN20 là giống lai đơn ngắn ngày, chống đổ tốt, thích hợp cho vụ đông xuân trên đất lầy lụt, cho năng suất 6 – 8 tần /1 ha.

    Trong các phương pháp tạo giống cây trồng trên thì phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản vì phương pháp này dễ thực hiện trong tự nhiên và tạo ra nhiều biến dị tổ hợp - nguyên liệu cho quá trình chọn giống

    0 Trả lời 22/10/21

Sinh học

Xem thêm