Từ chối nhiệm vụ cấp trên giao, viên chức có bị kỷ luật không?

VnDoc mời các bạn cùng tham khảo bài viết Từ chối nhiệm vụ cấp trên giao, viên chức có bị kỷ luật không?

Trong quá trình làm việc, khi cấp trên giao nhiệm vụ, viên chức liệu có được từ chối không? Nếu viên chức từ chối nhiệm vụ cấp trên giao thì có bị kỷ luật không? Trong bài viết này VnDoc sẽ trả lời chi tiết cho các bạn về câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo để hiểu hơn về Luật viên chức.

1. Viên chức có được từ chối nhiệm vụ cấp trên giao không?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc lầm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Định nghĩa này được nêu tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010.

Theo đó, viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc và đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là cơ quan bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức (căn cứ điểm c khoản 1 Điều 66 Nghị định 115/2020/NĐ-CP).

Điều 19 Luật Viên chức có liệt kê những việc viên chức không được làm. Trong đó, khoản 1 Điều 19 Luật này nêu rõ:

Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

Đồng thời, về tinh thần, thái độ làm việc của viên chức, điểm a khoản 4 Điều 1 Quyết định số 1847/QĐ-TTg phê duyệt Đề án văn hóa công vụ quy định, chức trách của viên chức là:

Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”.

Như vậy, trong quá trình làm việc, viên chức phải sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao, không được trốn tránh, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao. Đây vừa là những việc viên chức không được làm vừa là chức trách, bổn phận của viên chức.

2. Từ chối nhiệm vụ được giao, viên chức bị kỷ luật thế nào?

Một trong các hành vi khiến viên chức bị kỷ luật khiển trách nêu tại khoản 2 và khoản 4 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

4. Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị;

Theo đó, nếu viên chức từ chối thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao mà không có lý do chính đáng thì tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng các hình thức sau đây:

- Khiển trách: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

- Cảnh cáo: Đã bị khiển trách mà còn tái phạm.

- Buộc thôi việc: Đã bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc từ chối thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao là vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, nếu là viên chức quản lý mà đã bị cảnh cáo nhưng tái phạm thì có thể bị cách chức.

Trong đó, mức độ vi phạm được Chính phủ giải thích tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

- Hậu quả ít nghiêm trọng: Tính chất của vi phạm không lớn, chỉ tác động đến phạm vi nội bộ, ảnh hưởng uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

- Hậu quả nghiêm trọng: Tính chất của vi phạm lớn, có tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Hậu quả rất nghiêm trọng: Tính chất, mức độ của vi phạm đặc biệt lớn, phạm vi tác động rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi viên chức từ chối nhiệm vụ cấp trên giao mà áp dụng biện pháp kỷ luật phù hợp.

Đánh giá bài viết
1 75
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm