Văn khấn rước ông bà ngày 25 tháng Chạp

VnDoc mời các bạn cùng theo dõi bài viết Cúng đưa ông bà ngày 25 tháng chạp.

Vào ngày 25 tháng Chạp hàng năm này, hầu hết các gia đình đều thu xếp công việc của mình và dành thời gian cho chuyến đi tảo mộ ông bà để các bậc tiền bối có nơi chốn tươm tất mà đón năm mới.

Mọi người tin rằng linh hồn ông bà vẫn luôn ở gần con cháu hay đi đây, đi đó, về nhà thì ngụ trên bàn thờ. Cho nên khi năm hết, Tết đến, người Việt ai cũng đều làm lễ cúng để rước ông bà về ngự tại bàn thờ trong nhà, để cùng ăn Tết với cháu con.

Cúng rước ông bà hay cúng rước ông bà ngày 25 tháng chạp về ăn Tết là một trong những nét đẹp quý báu của người Việt Nam. Nó không những thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà mà nó còn thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt ta.

Lễ vật cúng rước ông bà

Văn khấn rước ông bà tổ tiên 30 tết

Theo quan niệm của người Việt, người sống, người chết cùng ăn tết như lúc họ sinh thời và ở bên cạnh người thân. Vì vậy nên ngày tết là dịp con người giao hòa với thế giới tâm linh, hướng về cội nguồn và tổ tiên.

Vì vậy mâm cúng ông bà tổ tiên thường là các món cơm canh gần gũi như bữa ăn hàng ngày khi họ còn sống hoặc những món theo sở thích của họ.

Vì thần Phật mang ý nghĩa tâm linh cao quý hơn nên trước tiên phải cúng thần Phật trước thì chuẩn bị một mâm cỗ chay gồm: đĩa ngũ quả, bánh, một lư hương, cặp đèn cầy, ba chung trà. Bình hoa để bên phải, đĩa ngũ quả để chính giữa.

Tiếp theo đó là một mâm cúng Thần Tài Thổ địa (Thổ công) gồm: Năm chun rượu, năm chun trà, Đông bình Tây quả, heo quay, vịt quay để chính giữa. Xung quanh để bánh trái. Một bộ quần áo cho Thần Tài Thổ Địa

Và cuối cùng là mâm cúng rước ông bà bao gồm: ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng hoặc bánh tét và các món cơm canh thông thường.

Vệ sinh bàn thờ trước khi cúng rước ông bà

Ngày tết, bàn thờ là tâm điểm của các hoạt động tâm linh, là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế trước khi làm lễ cúng rước ông bà tổ tiên gia chủ cần phải lau dọn sạch sẽ bàn thờ một cách cẩn thận, tỉ mỉ.

Dùng chổi quét nhỏ hoặc khăn lau bàn thờ riêng tỷ mỹ lau dọn, và rất hạn chế sự chung đụng. Nước lau bàn thờ phải là nước sạch.

Không gian thờ tự là không gian thiêng liêng trong gia đình, chính vì vậy cần phải giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ, mát mẻ không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà còn là sự kính trọng đối với niềm tin tâm linh bên trong mỗi người.

Văn khấn ông bà, tổ tiên ngày 25 tháng Chạp

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm… âm lịch. Tại địa chỉ: ….

Tín chủ con là….. cùng với toàn gia đồng kính bái….

Nay nhân ngày….

Chúng con sắm sửa lễ cúng bao gồm… gọi là lễ mọn thành kính dâng lên các vị thần phù trợ, cai quản khu vực này. Trước linh vị của các bậc gia tiên, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Xin thưa rằng năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.

Kính cáo: thổ, địa, chư vị linh thần, gia tiên linh thiêng về ngự tại án nghe lời thỉnh mời.

Kính mời chư vị thần linh về thụ hưởng lễ vật, vong linh tiên tổ linh thiêng về vui Tết với gia đình để cháu con phụng sự.

Cẩn cáo!

Đánh giá bài viết
7 880
Sắp xếp theo

    Tết Nguyên Đán 2024

    Xem thêm