Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lý 11 Bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt

Vật lý 11 Bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài

- Đường sức từ của dòng điện thẳng dài vô hạn là những đường tròn đồng tâm.

Vật lý 11 Bài 21

- \vec{B}\(\vec{B}\) có:

+ Điểm đặt: tại điểm đang xét.

+ Phương: vuông góc với bán kính.

+ Chiều: được xác định theo hai cách.

Quy tắc cái đinh ốc: Quay cái đinh ốc để nó tiến theo chiều dòng điện thì chiều quay của nó tại điểm đó là chiều của \vec{B}\(\vec{B}\).

Quy tắc nắm tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của đường sức từ. Từ đó, xác định được chiều của \vec{B}\(\vec{B}\).

Vật lý 11 bài 21

+ Độ lớn: B = 2.10−7 \frac{l}{r}\(\frac{l}{r}\)

Trong đó: r là khoảng cách từ điểm đang xét đến tâm.

2. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn

- Đường sức từ đi qua tâm O của vòng tròn là đường thẳng vô hạn ở hai đầu, còn các đường khác là những đường cong có chiều đi vào mặt Nam và đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn đó.

Vật lý 11 Bài 21

- \vec{B}\(\vec{B}\) có:

+ Điểm đặt: tại tâm của dòng điện tròn.

+ Phương: vuông góc với mặt phẳng vòng dây.

+ Chiều: được xác định theo ba cách.

Quy tắc cái đinh ốc.

Quy tắc bàn tay phải.

Vật lý 11 Bài 21

Quy tắc đi vào mặt Nam (S) và đi ra mặt Bắc (N).

Vật lý 11 Bài 21

+ Độ lớn cảm ứng từ tại tâm O của vòng dây bán kính R:

B = 2π.10−7\frac{I}{R}\(\frac{I}{R}\)

Nếu khung dây tròn tạo bởi N vòng dây sít nhau thì:

B = 2π.10−7N\frac{I}{R}\(\frac{I}{R}\)

3. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ

- Trong ống dây, các đường sức từ là những đường thẳng song song cùng chiều và cách đều nhau.

Vật lý 11 Bài 21

\vec{B}\(\vec{B}\) trong lòng ống dây có:

+ Phương: Song song với trục ống dây.

+ Chiều: Xác định theo quy tắc nắm tay phải.

Vật lý 11 Bài 21

+ Độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây:

 Trong đó:

B = 4π.10−7nI = 4π.10−7\frac{N}{l}\(\frac{N}{l}\)I

+ N là tổng số vòng dây.

+ l chiều dài ống dây.

+ n là số vòng dây quấn trên một đơn vị độ dài của lõi.

4. Từ trường của nhiều dòng điện

Nguyên lí chồng chất: Vectơ cảm ứng từ tại một điểm do nhiều dòng điện gây ra bằng tổng các vectơ cảm ứng từ do từng dòng điện gây ra tại điểm ấy.

\vec{B} = \vec{B_{1} } + \vec{B_{2} } + ... + \vec{B_{n} }\(\vec{B} = \vec{B_{1} } + \vec{B_{2} } + ... + \vec{B_{n} }\)

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vật lý 11 Bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu Lý thuyết Vật lý 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 11

    Xem thêm