Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lý 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông

Vật lý 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.

I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện

1. Sự nhiễm điện của các vật

Khi cọ xát những vật như thanh thủy tinh, thanh nhựa, mảnh pôliêtilen,… vào dạ hoặc lụa, … thì những vật đó có thể hút những vật nhẹ như mẩu giấy, sợi bông, mẩu xốp… Ta nói rằng những vật đó đã bị nhiễm điện.

Vật lý 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông

Vật lý 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông

2. Điện tích. Điện tích điểm

+ Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.

+ Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.

3. Tương tác điện. Hai loại điện tích

Có 2 loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích âm (-).

Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau.

Các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau.

Vật lý 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông

II. Định luật Cu - lông. Hằng số điện môi

1. Định luật Cu – lông

- Nhà bác học Cu – lông đã sử dụng cân xoắn để đo lực đẩy giữa hai quả cầu nhỏ tích điện cùng dấu.

Vật lý 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông

- Từ các kết quả thí nghiệm, ta có định luật Cu – lông được phát biểu như sau:

“Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng”.

F = k.\frac{\left | q_{1} q_{2}  \right | }{r^{2} }\(F = k.\frac{\left | q_{1} q_{2} \right | }{r^{2} }\)

Trong đó:

+ F: lực tương tác (N)

+ k = 9.109: hệ số tỉ lệ (\frac{N.m^{2} }{C^{2} }\(\frac{N.m^{2} }{C^{2} }\))

+ q1, q2: điện tích của 2 điện tích (C)

+ r: khoảng cách giữa 2 điện tích (m)

Vật lý 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông

2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi

+ Điện môi là môi trường cách điện

Ví dụ: không khí, dầu hỏa, nước nguyên chất, thủy tinh, thạch anh,…

Vật lý 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông

+ Khi đặt các điện tích điểm trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi  lần so với khi đặt chúng ở trong chân không.

F = k.\frac{\left | q_{1} q_{2}  \right | }{\epsilon r^{2} }\(F = k.\frac{\left | q_{1} q_{2} \right | }{\epsilon r^{2} }\)

ε: là hằng số điện môi của môi trường (ε ≥1 ).

+ Hằng số điện môi là một đặc trưng quan trọng cho tính chất điện của một chất cách điện. Nó cho biết, khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi chúng đặt ở trong chân không.

Vật lý 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vật lý 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 11 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Lý thuyết Vật lý 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 11

    Xem thêm