Vật lý 11 Bài 25: Tự cảm

Vật lý 11 Bài 25: Tự cảm được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

1. Từ thông riêng của một mạch kín

- Từ thông riêng của một mạch kín là từ thông gây ra bởi từ trường do chính dòng điện trong mạch sinh ra.

Φ = Li

Trong đó:

+ Φ là từ thông (Wb).

+ i là cường độ dòng điện (A).

+ L là độ tự cảm của mạch kín (C), phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của (C) có đơn vị là Henry (H).

- Cảm ứng từ B trong lòng ống dây: B = 4π.10−7\frac{N}{l}i

Trong đó:

+ N là số vòng dây

+ l là chiều dài dây (m)

-  Độ tự cảm của ống dây: L = 4π.10−7\frac{N^{2} }{l}S

Với S là tiết diện (m2)

- Ký hiệu cuộn cảm trong sơ đồ mạch điện:

Vật lý 11 Bài 25

- Độ tự cảm của ống dây có lõi sắt: L = 4π.10−7μ\frac{N^{2} }{l}S

Trong đó: μ là độ từ thẩm, giá trị cỡ 104

2. Hiện tượng tự cảm

- Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

- Trong mạch điện 1 chiều, hiện tượng tự cảm xảy ra khi đóng, ngắt mạch.

- Trong mạch điện xoay chiều, luôn xảy ra hiện tượng tự cảm.

3. Suất điện động tự cảm

- Biểu thức suất điện động tự cảm: etc = −L\frac{Δi}{Δt}

- Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

- Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm: W = \frac{1}{2}Li2

4. Ứng dụng

- Cuộn cảm là một phần tử quan trọng trong các mạch điện xoay chiều có mạch dao động và các máy biến áp.

Vật lý 11 Bài 25

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vật lý 11 Bài 25: Tự cảm. Bài viết đã giới thiệu tới bạn đọc nội dung lý thuyết về Tự cảm. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Lý thuyết Vật lý 11...

Đánh giá bài viết
1 88
Sắp xếp theo

Lý thuyết Vật lí 11

Xem thêm