Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lý 11 Bài 22: Lực Lo-ren-xơ

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Vật lý 11 Bài 22: Lực Lo-ren-xơ. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.

1. Lực Lo-ren-xơ

- Mọi hạt điện tích chuyển động trong một từ trường, đều chịu tác dụng của một lực từ, lực từ này gọi là lực Lo-ren-xơ (Lorentz).

Vật lý 11 Bài 22

- Lực Lo-ren-xơ do từ trường có cảm ứng từ \vec{B} tác dụng lên một hạt điện tích q0 chuyển động với vận tốc \vec{v} có.

+ Phương: vuông góc với \vec{v}\vec{B}.

+ Chiều: tuân theo quy tắc bàn tay trái: “Để bàn tay trái mở rộng sao cho từ trường hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều của \vec{v} khi q0 > 0 và ngược chiều \vec{v} khi q0 < 0. Lúc đó chiều của lực Lo-ren-xơ là chiều ngón cái choãi ra”.

Vật lý 11 Bài 22

+ Độ lớn: f = |q0|vBsinα (với α là góc tạo bởi \vec{v}\vec{B})

2. Chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều

- Độ lớn vận tốc của hạt không đổi, chuyển động của hạt là chuyển động đều.

- Chuyển động của hạt điện tích là chuyển động phẳng trong mặt phẳng vuông góc với từ trường.

Vật lý 11 Bài 22

- Trong mặt phẳng đó, lực Lo-ren-xơ \vec{f} luôn vuông góc với vận tốc \vec{v}, nghĩa là đóng vai trò lực hướng tâm:

f= \frac{mv^2}{R} = \left | q_{0}  \right | vB

Với R là bán kính cong của quỹ đạo.

⇒ Quỹ đạo của một hạt điện tích trong một từ trường đều, với điều kiện vận tốc ban đầu vuông góc với từ trường là một đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với từ trường, có bán kính:

R = \frac{mv}{\left | q_{o}  \right | B}

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vật lý 11 Bài 22: Lực Lo-ren-xơ. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu Lý thuyết Vật lý 11...

Đánh giá bài viết
1 52
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Vật lí 11

    Xem thêm