Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Gia Kiet Hoang ... Sinh học Lớp 12

Vì sao chỉ bằng việc phân tích kết quả của các phép lai, Menđen lại biết được mỗi giao tử lại chỉ có một nhân tố di truyền

Tại sao chỉ bằng việc phân tích kết quả của các phép lai, Menđen lại có thể biết được bên trong tế bào của cơ thể, mỗi cặp nhân tố di truyền quy định một tính trạng và trong mỗi giao tử lại chỉ có một nhân tố di truyền?

3
3 Câu trả lời
  • Trần Thanh
    Trần Thanh

    Ông cho giao phấn cặp P thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng (hoa đỏ, hoa trắng) thu được F1, khi cho F1 tự thụ phấn cho đời F2 phân ly 3 đỏ: 1 trắng nhưng ông không biết giải thích tại sao.

    Để tìm câu trả lời, Menđen cho F2 tự thụ phấn ông thu được kết quả:

    Tất cả hoa trắng tự thụ đều cho F3 hoa trắng

    2/3 hoa đỏ tự thụ phấn cho đời con phân ly 3 đỏ: 1trắng

    1/3 hoa đỏ cho toàn hoa đỏ

    Menđen nhận thấy rằng sau tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng ở đời F2 là tỉ lệ 1: 2: 1.

    Hay tỷ lệ kiểu gen là: 1 hoa đỏ thuần chủng: 2 hoa đỏ không thuần chủng: 1 hoa trắng thuần chủng

    ⟹ Mỗi cặp tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền trong nhân quy định và khi giảm phân, thụ tinh các giao tử là ngẫu nhiên.

    0 Trả lời 04/01/22
    • Củ Tỏi
      Củ Tỏi

      Bằng việc phân tích kết quả của các phép lai, Menđen lại có thể biết được bên trong tế bào của cơ thể, mỗi cặp nhân tố di truyền quy định một tính trạng và trong mỗi giao tử lại chỉ có một nhân tố di truyền nhờ phương pháp phân tích các thế hệ lai với nội dung cơ bản như sau:

      - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tưng phản, rồi theo dõi sự di truyền đó trên đời con cháu của từng cặp bố mẹ.

      - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được và từ đó rút ra quy luật chung.

      - Đối tượng trên cây đậu Hà Lan, Menden đã tiến hành thí nghiệm với các tính trạng như màu hoa, chiều cao cây và màu sắc quả.

      - Các cặp bố mẹ thụ phấn với nhau tạo ra đời con F1 sau đó F1 được tiếp tục tụ thụ phấn cho ra F2, kết quả tỷ lệ phân ly kiểu hình xấp xỉ 3: 1. Dù thay đổi vị trí các giống làm bố và mẹ thì kết quả không đổi. Menden gọi tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng trội còn tính trạng biểu hiện ở F2 là tính trạng lặn → điều này giúp Menden nhận ra các tính trạng không trộn lẫn vào với nhau và mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định.

      → Trong tế bào của cơ thể, mỗi cặp nhân tố di truyền quy định một tính trạng và trong mỗi giao tử lại chỉ có một nhân tố di truyền.

      0 Trả lời 04/01/22
      • Trùm
        Trùm

        Hôm bữa tui chép trong bài Giải bài tập SGK Sinh học 12 bài 8 có đáp án ạ

        0 Trả lời 04/01/22

        Sinh học

        Xem thêm