Viết đoạn văn trong đó bánh chưng bánh giầy tự kể về sự tích của mình
Đóng vai bánh chưng, bánh giầy kể lại cuộc đời mình
Hãy viết một đoạn văn trong đó bánh chưng bánh giầy tự kể về sự tích của mình bao gồm các bài văn mẫu hay và chọn lọc cho các em học sinh chuẩn bị các bài học trên lớp đạt kết quả cao, củng cố kỹ năng viết văn tự sự lớp 6.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Đóng vai bánh chưng, bánh giầy kể lại cuộc đời mình lớp 6 - Mẫu 1
Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được cái nguồn gốc, cái xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là khôn biết làm gì, tôi được mộ vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được truyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.
Đóng vai bánh chưng, bánh giầy kể lại cuộc đời mình lớp 6 - Mẫu 2
Tôi tên là bánh Chưng, em tôi tên là bánh Giầy. Cha tôi sinh ra anh em tôi là để chuẩn bị cho ngày lễ tổ tiên: ngày lễ Tiên vương. Chuyện đó không phải dễ dàng đâu! Nghe đâu cha tôi phải tài trí khéo tay lắm mới làm nên hai anh em tôi: mỗi đứa một vẻ như thế này. Xin tiết lộ nhé: cha chúng tôi chính là Lang Liêu – hoàng tử con vua Hùng đấy!
Chuyện là thế này: ông nội tôi đã già, cũng muốn truyền ngôi cho con. Nhưng ông lại muốn chọn người nối được chí của ông để lo cho đất nước. Cha tôi thấy các bác, các chú trong nhà sai người lên rừng, xuống biển tìm vật quý giá dâng lên nhân ngày lễ Tiên vương, cha tôi rất buồn vì nghèo quá. Trong nhà toàn lúa, ngô, khoai. Một vị thần đã báo mộng cho cha tôi nên làm bánh mà dâng lễ. Thế là hai anh em tôi ra đời. Cùng sinh ra một ngày mà lại gọi là anh em ư ? Có gì đâu. Tôi trông tướng mạo to lớn, vuông vức hơn thì làm anh, chú bánh Giầy dáng điệu thư sinh, trắng trẻo thì làm em. Thế thôi. Tuy thương nhau đấy, nhưng hai anh em tôi hay tranh luận ra trò. Cuộc tranh luận chỉ xoay quanh các vấn đề bản thân chúng tôi với cuộc đời này. Tôi luôn tự hào: màu áo xanh lá dong của tôi – màu xanh ấy tượng trưng cho cây cối trên trái đất này. Bên trong người tôi lại có đỗ xanh, có thịt lợn, hạt tiêu thơm phức – tượng trưng cho muôn loài. Hay ở chỗ: tất cả đều được đùm lại, gói lại trong lá dong: có ý yêu thương, đùm bọc nhau đấy. Mọi ý tưởng toát lên từ con người tôi thật sâu sắc. Chú bánh Giầy không chịu kém cạnh: chú nói rằng: hình dáng của chú khum khum tựa vòm trời, da chú trắng trẻo chẳng khác bầu trời trong một ngày đẹp nắng. Trong người chú cũng có đỗ xanh, có nơi khi làm ra chú bánh Giầy họ cũng cho ít thịt lợn nữa, hoặc cho đường. Chú nói bên trong của con người chú cũng biểu tượng cho muôn loài. Những lúc như thế tôi chỉ cười xoà độ lượng: “Thôi, anh hơn chú, hay chú hơn anh thì cũng đều là con cháu vua Hùng thôi. Nhưng nếu chú nói chú là vòm trời, thì tôi khác gì mặt đất vuông vức, mát mắt màu xanh cây lá”…
Cuộc tranh luận được dừng lại vì bên ngoài tiếng pháo mừng xuân đã rộn lên. À, xin nói với các bạn: anh em bánh Chưng, bánh Giầy tôi thường hay có mặt trong tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam tôi. Thật đầm ấm làm sao khi bánh Chưng, bánh Giầy tôi được luộc chín, đặt lên bàn thờ tổ tiên nghi ngút khói hương. Nghe đâu, những ngày tết như thế này, khối người xa quê cứ nhớ hình ảnh của chúng tôi trong ngày tết quê hương lại nghẹn ngào, chảy nước mắt đấy…
Thật tự hào, anh em nhà chúng tôi – mà tôi là đại diện đã được vào câu hát của người Việt nói về tết Nguyên đán cổ truyền.
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Xin chào tạm biệt tất cả các bạn. Hẹn gặp lại sau nhé.
Bài tập Ngữ văn 6 - Bánh chưng bánh giầy
- Mở bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6
- Phiếu bài tập tự luyện Bánh chưng bánh giầy lớp 6 - Số 1
- Phiếu bài tập tự luyện Bánh chưng bánh giầy lớp 6 - Số 2
- Tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy
- Kể lại truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy" bằng lời kể của em
- Soạn bài lớp 6: Bánh chưng, bánh giầy
- Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy lớp 6
Ngoài ra, VnDoc mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 6 và Soạn văn 6 ngắn nhất. Các em học sinh còn tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 6 và Đề thi học kì 2 lớp 6 đầy đủ các môn của Bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất.