Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 năm 2020 hay nhất, dễ đạt giải

Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 năm 2020 hay nhất, dễ đạt giải về các chủ đề hay cho các bạn tham khảo thêm nhiều ý tưởng, hoàn thiện khai thác tốt các chủ đề khác nhau chuẩn bị cho bài dự thi viết thư quốc tế UPU năm 2020. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Chủ đề của cuộc thi UPU lần thứ 49 là: “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống” (Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in).

Với mỗi chủ đề được chọn, cuộc thi viết thư quốc tế UPU hướng tới việc giúp các em tiếp cận và nhận thức các vấn đề của xã hội, của thời đại và thể hiện suy nghĩ của mình đối với những vấn đề này; bồi đắp, nuôi dưỡng tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với xã hội, đất nước và thế giới. Cuộc thi cũng là dịp để các em trau dồi tư duy và khả năng viết văn, và hiểu biết thêm về vai trò của Bưu chính trong đời sống xã hội.

Một điều các bạn học sinh cần lưu ý rằng bài mẫu chỉ để tham khảo và lấy ý tưởng cũng như cảm hứng, và bài mẫu khi đã đăng trên báo và mạng xã hội thì không thể bê nguyên đi làm bài dự thi. Điều quan trọng làm nên bức thư hay vẫn là dấu ấn cá nhân của mỗi bạn học sinh.

Dàn ý viết thư quốc tế UPU lần 49

Phần mở đầu:

· Địa điểm, ngày, tháng, năm viết thư

· Người nhận thư: có thể là ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người lớn chúng ta quen thuộc; hoặc một nhân vật nổi tiếng, nhân vật có tầm ảnh hưởng: Steven Job, Donald Trump, Chủ tịch nước,... tuỳ thuộc vào mục đích viết thư

Phần nội dung:

· Giới thiệu lý do viết thư: Vì sao lại gửi thư cho người đó? (đã từng đọc những bài báo, xem những tin tức về những việc làm tích cực của người đó, hay được tận mắt thấy hành động đẹp của người đó… có liên quan đến thông điệp mình muốn truyền tải)

VD: Thưa ngài, cháu đã từng được đọc nhiều bài báo viết về ngài - một vị lãnh đạo đáng kính, một người hết lòng vì sự phát triển của đất nước. Chính bởi vậy, hôm nay cháu viết bức thư này với hy vọng ngài sẽ lắng nghe tiếng nói của chúng cháu, những đứa trẻ đang hết sức lo sợ vào một thế giới tương lai – thế giới khói bụi và ô nhiễm

· Dẫn nhập vào vấn đề mình muốn đề cập đến (một vài vấn đề có thể quan tâm: vấn đề ô nhiễm môi trường và tác hại; vấn đề về tranh chấp Trung Đông và nguy cơ chiến tranh; vấn đề về các dịch bệnh và sự bùng phát các chủng loại virut mới như Virus Corona; vấn đề về lòng yêu nước và tự hào dân tộc đang dần mất đi ở giới trẻ Việt; vấn đề về thông tin và tiếp nhận thông tin trên các trang mạng xã hội…)

VD: Trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay, ô nhiễm môi trường trở thành một vấn đề bức thiết của xã hội...

· Đưa ra dẫn chứng để làm rõ các yếu tố: thực trạng, nguyên nhân, tác hại. Sử dụng số liệu đúng, hợp lí, có sức truyền tải, thuyết phục người nhận thư, nhấn mạnh sự cần thiết của công việc

· Đưa ra hướng giải quyết hoặc bày tỏ nguyện vọng mà đối tượng nhận thư có khả năng giúp đỡ, thực hiện trong tương lai gần

VD: Cháu hy vọng với tầm ảnh hưởng và tiếng nói của mình, ngài có thể truyền tải đến cộng đồng lời kêu gọi cùng chung tay góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

· Truyền tải thông điệp và kêu gọi tất cả mọi người chung tay xây dựng

Phần kết thúc:

· Bày tỏ lòng cảm ơn đến người nhận thư

· Lời hứa của bản thân sẽ nỗ lực để góp sức thay đổi

· Ngày/ tháng/ năm; ký tên

>> Tham khảo chi tiết: Gợi ý dàn bài viết thư quốc tế UPU lần 49 năm 2020

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 hay

Thư gửi những người lớn!

Mọi người có biết, hiện nay tại một khu vực hẻo lánh thuộc Nam Cực gọi là Pine Island Bay, cách Mũi Sừng - cực Nam của Mỹ Latin 2.500 dặm, hai khối băng hà đang nắm giữ số phận của nhân loại.

Trải dài hơn 150 dặm trên một vùng đồng bằng quanh năm băng giá, khối băng hà Pine Island và Thwaites dày 2 dặm đã và đang dịch chuyển dần về phía biển Amundsen thuộc Nam Băng Dương trong nhiều thiên niên kỷ qua.

Được mệnh danh là "khối băng ngày tận thế", Pine Island và Thwaites tan chảy nhanh nhất Nam Cực. Nếu cứ thế này, một ngày nào đó, nước sẽ xóa sạch dấu vết của con người trên Trái Đất. Bởi lẽ, lúc ấy, mực nước của tất cả các đại dương sẽ tăng lên hơn 3,35m - đủ sức nhấn chìm tất cả các thành phố ven biển trên Trái Đất.

Càng gần trung tâm Nam Cực, đáy đại dương càng trở nên sâu hơn, và cứ mỗi tảng băng tách ra sẽ tạo nên các vách băng ngày càng cao. Khi không còn chịu nổi sức nặng của chính mình, các vách băng sẽ sụp đổ hàng loạt và không điều gì ngăn được quá trình hủy diệt này.

Băng chỉ cứng có giới hạn, nó sẽ sụp đổ khi các vách băng đạt đến một độ cao nhất định. Chúng ta cần biết điều này xảy ra nhanh hay chậm. Đến lúc đó, khắp thể giới, thủy triều sẽ dâng càng lúc càng cao, dần dần nuốt chửng các khu vực bờ biển, nhấn chìm các thành phố và tạo ra đội quân người tị nạn khí hậu lên đến hàng trăm triệu...

Tất cả những điều đó có thể xảy ra chỉ trong 20 đến 50 năm tới - quá nhanh để nhân loại kịp thích nghi. "Hiện tượng nước biển dâng trong thế kỷ tới có thể quy mô hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ cách đây 5-10 năm".

Nếu lượng khí thải carbon tiếp tục theo chiều hướng tăng, kịch bản xấu nhất là mực nước biển sẽ dâng 3,35m.

Theo các chuyên gia của National Geographic, nếu toàn bộ băng trên thế giới tan chảy vì biến đổi khí hậu, toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương ngày nay sẽ biến mất. Những quả đồi ở San Francisco, Mỹ trở thành cụm đảo và Thung lũng Trung tâm trở thành một vịnh khổng lồ.

Ở Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay ở phía nam trở thành hai vịnh nhỏ của Đại Tây Dương. Thành phố Buenos Aires, vùng duyên hải của Uruguay và phần lớn Paraguay đều chìm dưới nước biển.

Nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng từ 14 độ C lên 26 độ C, phần lớn diện tích của châu Phi sẽ trở thành nơi con người không thể sinh sống. Hai thành phố Alexandria, Cairo của Ai Cập ngập trong nước biển Địa Trung Hải.

Ở châu Âu, thủ đô London, Anh sẽ biến mất. Biển Adriatic chiếm lại Venice, Italy. Những con đê biển nổi tiếng của Hà Lan cũng phải chịu khuất phục trước nước biển dâng.

Ở châu Á, 600 triệu người Trung Quốc và khoảng 160 triệu người Bangladesh sẽ mất nơi sinh sống vì nước biển dâng. Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam cũng có thể bị chìm trong biển nước.

Australia sẽ có biển mới trong đất liền nhưng mất phần lớn dải duyên hải hẹp, nơi 80% dân số nước này đang sinh sống. Tầng băng ở Đông Nam Cực chứa 80% băng trên Trái Đất sẽ tan chảy sau thời kỳ ấm lên lâu dài. Băng ở Tây Nam Cực nằm phần lớn trên lớp đá nền dưới biển sẽ bị nước biển ấm làm tan chảy trong thời kỳ ấm lên đầu tiên.

Khi toàn bộ băng ở hai cực Trái Đất và trên các đỉnh núi tan chảy, nước biển sẽ dâng lên khoảng 65 m, tạo ra đường bờ biển mới cho các lục địa và biển trong đất liền. Một số nhà khoa học còn dự đoán sẽ mất trên 5.000 năm để toàn bộ trên 20,8 tỷ tỷ lít băng của Trái Đất tan chảy.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng theo từng năm, từng thập kỉ, … Cuối cùng, sẽ làm băng vĩnh cửu ở hai cực địa cầu tan ra toàn bộ, nước biển dâng lên ào ạt nhấn chìm thành phố, làng mạc, núi non, …

Nếu bạn đã quen với câu chuyện cổ tích “Sơn Tinh – Thủy Tinh” chiến đấu mấy mươi năm ròng mà phần thắng thuộc về Sơn Tinh, thì ở năm 3000 mọi thứ sẽ thay đổi. Sơn Tinh là kẻ bại trận, núi non không hóa phép để tăng thêm được nữa, từng ngọn núi cao phải cúi đầu chịu thua dưới làn nước Đại Hồng Thủy hùng mạnh của Thủy Tinh. Và rồi thế giới sẽ xuất hiện một kỷ băng hà toàn bộ, nước sẽ đóng băng trái đất trong vòng 100 năm, và rồi bầu khí quyển biến mất, tầng ozon không còn, … bức xạ mặt trời làm tan chảy và hủy diệt mọi thứ.

Bạn thấy không? viễn cảnh Trái Đất, lịch sử loài người và các loài động thực vật sẽ kết thúc như vậy đấy! Do đó ngay từ bây giờ, bạn hãy nhanh chóng truyền thông điệp “bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống” đến mọi người trên toàn thế giới.

Cho người ta thấy được mỗi nguy hại tiềm tàng khi môi trường bị hủy hoại, sự sống bị đe dọa khi môi trường bị ô nhiễm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, xây dựng môi trường xanh, môi trường sạch, môi trường mạnh khỏe thì tất cả con cháu chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc ngay tức khắc.

Bằng những biện pháp pháp chế bắt buộc, yêu cầu nhân loại phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường. Tăng cường trồng cây xanh, sử dụng năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo, … Tôi mong rằng mỗi chúng ta hãy truyền cảm hứng cho nhau tích cực tham gia tuyên truyền bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ sự sống còn của thế giới động, thực vật. Để lịch sử của trái đất 3000 năm sau và nhiều năm sau nữa sẽ thay đổi – Trái đất trở thành hành tinh xanh, sạch, đẹp, đáng sống nhất!

Ký tên

Nguyễn Duy Mạnh

Bức thư tâm sự của cô giáo gửi học sinh giữa mùa đại dịch Corona là bức thư gây xúc động đối với rất nhiều học sinh trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid - 19. Các em có thể tham khảo bức thư hay và ý nghĩa tại đây: Bức thư tâm sự của cô giáo gửi học sinh giữa mùa đại dịch Corona

Các bài văn mẫu viết thư UPU lần 49 năm 2020 khác

Lùi thời hạn nộp bài viết thư UPU lần 49 vì dịch Corona

Trang Facebook "Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU Việt Nam" vừa có thông báo lùi thời hạn nộp bài dự thi đến ngày 10/3, nguyên nhân vì tình hình viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) gây ra đang có những diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trang Facebook này đăng tải: "Căn cứ tình hình thực tế, nhiều trường học trên cả nước đã xem xét, quyết định cho học sinh, sinh viên tạm thời nghỉ học và có kế hoạch học bù để đảm bảo chương trình giáo dục. Vì vậy, Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU Việt Nam quyết định lùi thời gian nộp bài đến 10/3/2020 (tính theo dấu bưu điện) để các nhà trường có thời gian tập hợp và gửi bài thi theo đúng quy định"

Đánh giá bài viết
168 12.636
Sắp xếp theo

    Viết thư UPU lần thứ 53

    Xem thêm