Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lai Đặng

Viết về một bài văn lớp 6 tập 2 trang 17

Viết về một bài văn lớp 6tập 2 trang 17

3
3 Câu trả lời
  • Chuột nhắt
    Chuột nhắt

    Hải Phòng được vinh danh là thành phố hoa phượng đỏ, vô cùng đẹp và nên thơ. Nơi đây trước kia là một địa danh đặc biệt, bởi nó gắn liền với 3 trận thủy chiến, 3 bậc kỳ nhân ở 3 giai đoạn lịch sử khác nhau và ấn tượng nhất với em là trận Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938.

    Trận đầu vang danh chiến thắng Bạch Đằng là khi Ngô Quyền đập tan quân Nam Hán năm 938, đánh dấu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trận chiến xảy ra vào năm 937, khi Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ, gây nên sự căm phẫn trong các vị hào trưởng và nhân dân. Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng để tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Quá hoảng sợ, Kiều Công Tiễn đã vội vã cầu cứu Nam Hán, vua Nam Hán là Lưu Cung nhân cơ hội đó đã phong con trai là Lưu Hoàng Tháo thống lĩnh thủy quân. Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Đất nước lâm nguy, Ngô Quyền một mặt tiêu diệt Kiều Công Tiễn trừ mối hoạ, mặt khác huy động nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến. Tại vùng cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã huy động hàng ngàn binh sĩ và nhân dân địa phương xây dựng trận địa cọc để đón đánh quân xâm lược. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên. Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết. Khi nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển. Đúng lúc triều rút nhanh, bãi cọc ngầm nhô lên, quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền chạy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, bị hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân. Vua Nam Hán được tin bại trận trên sông Bạch Đằng , con trai là Hoằng Tháo bị chết, đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

    Đại thắng Bạch Đằng năm 938 được ghi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như một chiến công chói lọi, chấm dứt nền thống trị hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một kỷ nguyên độc lập lâu dài cho dân tộc Việt Nam. Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 đã trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua”, xứng đáng là "vị tổ trung hưng" của dân tộc.

    0 Trả lời 09/02/23
    • Haraku Mio
      Haraku Mio

      "Dù ai đi ngược về xuôi

      Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

      Khi cả nước luôn về lễ hội Đền Hùng- quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước thì ở quê hương em cũng có lễ hội Đền Cửa Lân hay còn gọi là Đền Bà vào dịp ngày lễ này.

      Đền Cửa Lân thuộc xã Đông Minh (Tiền Hải) được xây dựng vào thế kỷ XIX, khoảng năm 1835 sau khi Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ mở mang bờ cõi khai sinh ra đất Tiền Châu, nay là huyện Tiền Hải. Đền Cửa Lân nằm ở vị trí cảnh quan đẹp với phong cảnh hữu tình, khuôn viên đền nhìn ra cửa sông Lân. Khu vực nhà đền xưa kia còn gọi là cồn Tiên, nơi neo đậu tàu thuyền đánh cá của nhân dân nhiều địa phương đến lập ấp khai hoang. Tương truyền kể rằng, đền Bà thờ “Tứ Vị Thánh Mẫu Quốc Gia Nam Hải” và một số vị vua khác. Đặc biệt, trong đền còn có ngôi mộ thờ một con cá voi lớn (cá ông) - được coi là vị thần hộ mệnh giúp ngư dân thoát nạn trên biển mỗi khi gặp sóng to gió lớn. Nơi đây, từ năm 1940 đến năm 1952, từng là căn cứ cách mạng chống thực dân Pháp, đến nay đền Cửa Lân đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Theo lịch sử ghi lại, đền Cửa Lân tồn tại trên 184 năm, ngày nay khu nhà đền rất khang trang uy nghi đài các chính là nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhân dân địa phương công đức tôn tạo, quản lý. Hàng năm, từ ngày 10 - 12/3 âm lịch, đền Cửa Lân mở lễ hội với các nghi thức rước nước, dâng hương, hát văn. Đây là hoạt động truyền thống với mong muốn cầu cho cuộc sống của nhân dân bình an hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thôn làng bình yên. Lễ hội đền Cửa Lân có hai phần chính, trong đó phần lễ có hai phần: thứ nhất là lễ tế, được các chủ tế, chấp sự đọc văn tế; thứ hai là lễ dâng hương, là lúc mà toàn thể cán bộ và nhân dân địa phương bày tỏ lòng thành kính của mình với các vị tổ tiên, thành hoàng. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay lên đồng được diễn ra. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu ca trù đầy hấp dẫn. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

      Nếu có dịp về Tiền Hải, hãy ghé thăm đền Cửa Lân để hòa mình vào không khí sôi động của lễ hội và tìm hiểu cuộc sống bình dị của người dân nơi đây nha mọi người.

      0 Trả lời 09/02/23
      • Friv ッ
        0 Trả lời 09/02/23

        Hỏi bài

        Xem thêm