Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt

Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập văn nghị luận xã hội, ôn thi học kì và luyện tập các đề văn lớp 12 có đáp án.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

1. Hoàn cảnh ra đời Vợ nhặt

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (năm 1954), ông dựa vào một phần truyện cũ để viết truyện ngắn này.

2. Tình huống truyện Vợ nhặt

Bối cảnh xây dựng tình huống truyện: Nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết. Cái chết hiện hình trong tác phẩm tạo nên một không khí ảm đạm, thê lương. Những người sống luôn bị cái chết đe dọa.

Ngoại hình và gia cảnh của Tràng khiến anh khó lấy vợ: xấu xí, thô kệch, ăn nói cọc cằn, thô lỗ. Nhà nghèo, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già. → Tràng lấy vợ là lấy cho mình thêm một tai họa.

- Tràng lấy vợ theo kiểu "nhặt" được: vài câu nói đùa, 4 bát bánh đúc là nên duyên vợ chồng mà không cần tìm hiểu, yêu đương và cưới hỏi. Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ khiến cả xóm ngụ cư và bà cụ Tứ hết sức ngạc nhiên. Bản thân Tràng có vợ rồi vẫn còn " ngờ ngợ".

→ Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí vì nếu không phải năm đói khủng khiếp thì người ta không thèm lấy một người như Tràng.

3. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt

Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt mẫu 1

Vợ: biểu tượng cho khát khao tổ ấm, hạnh phúc gia đình, mang ý nghĩa trọng đại và lớn lao.

Nhặt: hành động rẻ rúng, tầm thường.

→ Vợ nhặt có nghĩa là nhặt được vợ, gợi sự rẻ rúng của thân phận con người và tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói năm 1945.

Người ta dựng vợ gả chồng lúc ăn nên làm ra, qua tìm hiểu và yêu thương nhau, nhưng Tràng đã đi ngược lại với tất cả điều đó. Nhan đề Vợ nhặt được nhà văn Kim Lân đặt ra không chỉ gây ấn tượng, tò mò với bạn đọc mà còn phản ánh đúng tính chất, nội dung của câu chuyện.

→ Nhan đề tuy giản dị, mộc mạc nhưng đã gọi một phần to lớn vào việc làm nên giá trị và thành công cho tác phẩm.

Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt mẫu 2

Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt mẫu 3

Tựa đề Vợ nhặt có rất nhiều ý nghĩa. Đó là một tựa đề độc đáo, gây sự chú ý, tò mò và lôi cuốn người đọc, góp phần mang lại ý nghĩa sâu xa cho chủ đề chuyện. ''Nhặt '', vâng người ta chỉ nhặt đồ vật, hàng hóa chứ không ai nhặt vợ. Thế mà Tràng lại nhặt được vợ. Điều đặc biệt ở đây là vì một người như Tràng mà cũng lấy được vợ: nghèo (lấy vợ phải có tiền cheo cưới), là dân ngụ cư, xấu trai… Là vì quá dễ dàng đúng là “nhặt” được về. Một người như Tràng mà lấy được vợ, mới đầu không ai tin. Cả xóm Ngụ Cư đều ngạc nhiên, coi như một điều vô lý. Đến bà cụ Tứ là mẹ Tràng cũng không tin… Ngay đến bản thân Tràng cũng không tin (nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ, như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?

Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt mẫu 4

Kim Lân vốn nổi lên là một trong ba nhà văn có cách viết độc đáo và dễ dàng đi sâu phản ánh rõ nét bản chất bên trong của tác phẩm. Đó không chỉ là hình ảnh của một ngòi bút nhân đạo mà còn một tấm lòng người nghệ sĩ luôn gắn bó gắn kết với cuộc sống người nông dân. Kim Lân đã viết lên một “vợ nhặt” và qua đó đã kể cho ta nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Nhan đề đã thâu tóm được giá trị cốt lõi và nội dung tư tưởng của toàn bộ tác phẩm.

Ta luôn biết rằng, trong cuộc sống của ta từ trước hay từ thời đại hiện nay. Vợ - vốn được xem là một người vô cùng cao quý và thiêng liêng. Chính họ là người luôn được xem trọng và được coi như một trong những điều quan trọng của bất kì ai khi lớn lên đến tuổi dựng vợ gả chồng. Và một người, muốn lấy được vợ thì hẳn cuộc sống phải có đầy đủ điều kiện, có hoàn cảnh tương đối tốt mới có đủ điều kiện để lấy vợ - gả chồng.

Nhưng đây lại khác. Ta ngạc nhiên khi từ “vợ” trang trọng cao quý ấy lại đi đôi với với từ “nhặt”. Từ nhặt đã làm từ vợ trở thành một danh từ chung, chỉ sự nhỏ bé và xem như một sự rẻ rúng, coi như rơm như rác có thể "nhặt” được ở bất kì đâu. Được xem như một vật vô giá trị, không ra gì,... Người vợ gần như bị coi như không được xem trọng, người vợ không còn ở vị trí trung tâm của việc xây dựng tổ ấm. Người ta thường hay nói tới việc “cưới vợ” chứ ai có nói đến việc “nhặt vợ” vậy mà Tràng lại Nhặt vợ. Đó thật sự thâu tóm một giá trị hiện thực, sự khốn cùng của hoàn cảnh, của nạn đói lúc bấy giờ ở nước ta.

Hơn nữa, nhan đề còn thể hiện tình cảnh thê lương, thảm cảnh của người dân 1945 bộc lộ một sự cưu mang, đùm bọc. Một thái độ cao đẹp của con người khi biết chia sẻ, bao bọc thể hiện ngòi bút nhân đạo thái độ nhà văn luôn để họ vươn lên khát vọng hướng tới tổ ấm hạnh phúc và niềm tin của con người trong bất kì hoàn cảnh nào.

Kim Lân đã xây dựng một hình ảnh và một thái độ vô cùng ấn tượng và đẹp đẽ. Nó không chỉ khiến ta có ấn tượng với câu chuyện, mà còn là một trong những nhan đề hay, xuất sắc, độc đáo, thâu tóm được giá trị nội dung hấp dẫn và tài năng của nhà văn.

Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt mẫu 5

Trong quá trình sáng tác của mình, việc đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là một trong những khâu vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nhan đề không đơn thuần chỉ là một cái tên để mở đầu mà đó là nơi bao chứa hình tượng, nội dung tư tưởng của tác phẩm. Thêm vào đó, nó cũng sẽ gợi ra sự thú vị đối với độc giả, họ sẽ chọn nó để đọc tiếp, hoặc không. Nó được ví giống như chiếc chìa khóa gợi mở cho người đọc tiếp cận những tầng lớp ý nghĩa khác nhau của tác phẩm. Nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân là một ví dụ điển hình.

Nhan đề “Vợ nhặt” gắn chặt với bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm đó là hoàn cảnh, số phận thê thảm của những người phụ nữ trong nạn đói năm 1945. Chỉ với 2 lần gặp gỡ, 4 bát bánh đúc, vài câu nói tầm phơ tầm phào mà đã nên duyên vợ chồng. Ẩn chứa sau nhan đề “Vợ nhặt” là những suy ngẫm của tác giả, đó là sự trăn trở, xót xa trước giá trị thấp kém của con người trong hoàn cảnh éo le, bi kịch.

Nhan đề gợi tình huống éo le, kích thích trí tò mò người đọc. Thông thường, chúng ta chỉ thường thấy từ “vợ” đi với những từ như “vợ yêu, vợ đẹp,…” nhưng ở đây lại lại “vợ nhặt” chưa bao giờ giá trị của con lại rẻ rung đến như thế. Bởi việc dựng vợ gả chồng là việc lớn, thiêng liêng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt, không thể qua quýt, coi như trò đùa.

Nhan đề “Vợ nhặt” gợi lại thực nạn đói khủng khiếp năm 1945. Từ đó, thấy được sự tàn bạo của chế độ thực dân, phát xít, thấy giá trị con người rẻ rúng – người ta có thể nhặt được như cọng rơm, cọng rác ngoài đường. Thế nhưng chính câu chuyện này cũng đã bộc lộ những vẻ đẹp của nhân dân lao động, họ vẫn vui, vẫn không ngừng hy vọng về cuộc sống. Đây cũng chính là giá trị nhân đạo mà nhà văn muốn gửi gắm. Thêm vào đó, không thể phủ nhận rằng khi đọc nhan đề “Vợ nhặt” chung ta bắt gặp một điều gì đó rất lạ lùng, rất hút, cái tên nghe có vẻ lạ lùng này đã giúp cho độc giả tò mò và nhất định phải đọc, tìm hiểu câu chuyện này.

“Vợ nhặt” là điều trái khoáy, oái ăm, bất thường, vô lí. Song thực ra nó lại rất có lí. Vì đúng là anh Tràng đã nhặt được vợ thật. Chỉ một vài câu bông đùa của Tràng mà có người đã theo về làm vợ. Điều này đã thực sự khiến một việc nghiêm túc, thiêng liêng trở thành trò đùa và ngược lại, điều tưởng như đùa ấy lại chính là sự thực. Từ đây, bản thân nhan đề tự nó đã gợi ra cảnh ngộ éo le, sự rẻ rúng của giá trị con người. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt mẫu 6

Hai chữ “vợ nhặt” đã tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. Đây không phải là cảnh lấy vợ đàng hoàng mà là một hạnh phúc do vô tình mà có, do nhặt nhạnh mà thành.

Chỉ qua hiện tượng “nhặt được vợ” của Tràng, tác giả đã làm nổi bật tình cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Phơi bày tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo, khi mà vấn đề cái đói, miếng ăn trở thành vấn đề sinh tử.

Qua hiện tượng nhặt được vợ của Tràng, chúng ta thấy rằng thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh. Nhan đề vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945, vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng hướng tới cuộc sống tốt hơn và niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

4. Bố cục (4 phần)

Phần 1 (từ đầu đến “hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”): cảnh Tràng dẫn vợ về nhà.

Phần 2 (tiếp đó đến “cùng đẩy xe bò về”): Lí giải việc Tràng nhặt được vợ.

Phần 3 (tiếp đó đến “nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”): Cuộc gặp gỡ giữa bà cụ Tứ và nàng dâu mới.

Phần 4 (còn lại): Cảnh buổi sáng hôm sau ở nhà Tràng.

5. Tóm tắt truyện ngắn Vợ nhặt

Tóm tắt Vợ nhặt mẫu 1

Năm 1945 ở nước ta, nạn đòi hoành hành nghiêm trọng khiến người chết như rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Trong xã hội ấy có một chàng trai tên là Tràng. Anh sống ở xóm ngụ cư, xấu xí, thô kệch và ế vợ. Anh làm nghề kéo xe bò thuê và sống cùng người mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái. Vài ngày sau gặp lại, Tràng đã không còn nhận ra cô gái ấy, bởi cô tiều tuỵ và hốc hác đi nhiều lắm. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau mấy câu nói nửa đùa, nửa thật mà cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ (mẹ của Tràng) cũng bàng hoàng, ngạc nhiên và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy. Trong bữa cơm "đón nàng dâu mới", họ chỉ ăn với nhau một bữa cháo và cháo cám. Nhưng trong bữa cơm ấy, bà cụ Tứ đã dành cho nàng dâu mới một tấm lòng độ lượng, bao dung. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.

Tóm tắt Vợ nhặt mẫu 2

Tràng là chàng trai xấu xí sống với mẹ ở xóm ngụ cư. Giữa nạn đói khủng khiếp, anh phải làm nghề kéo xe thóc thuê lên tỉnh để lấy tiền trang trải qua ngày. Ở đây, qua vài câu nói bông đùa và bốn bát bánh đúc, anh với cô thị đanh đá chỏng lỏn đã trở thành vợ chồng với nhau mà không cưới hỏi hay yêu đương gì. Cô thị theo không anh về làm vợ, trên đường về khác với vẻ đanh đá thường thấy, khi bị trêu, cô thị tỏ ra ngượng ngùng. Về đến nhà, cô khép nép khác thường. Khi bà cụ Tứ - mẹ anh Tràng về đến nhà, bà vừa ngạc nhiên, sững sờ vì có người gọi mình là mẹ; vừa đau buồn, tủi hổ, xót thương vì con mình lấy vợ đúng lúc khó khăn nhất không biết có qua nổi giai đoạn này không và người ta lấy con mình vì cái đói, cái khổ. Gạt đi những giọt nước mắt đau buồn, bà động viên các con yêu thương nhau và lạc quan hơn trong cuộc sống. Cuộc sống từ khi có nàng dâu thay đổi hoàn toàn, sự bừa bộn của căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, tươm tất. Bữa ăn đầu tiên khi về nhà chồng của cô thị chỉ vỏn vẹn là rau chuối và cám lợn, mọi người ăn trong nghẹn ngào, không ai nói với ai câu nào. Cô thị kể những mẩu chuyện người đi phá kho thóc Nhật cho anh Tràng và bà cụ Tứ, tưởng chừng chỉ là những câu chuyện vô thưởng vô phạt nhưng nó lại là chìa khóa, mở ra trong đầu anh Tràng lá cờ của Đảng và một cuộc sống mới trong tương lai hứa hẹn sẽ tốt đẹp và no đủ hơn hiện tại.

Tóm tắt Vợ nhặt mẫu 3

Vào năm 1945, cái đói đã bắt đầu tràn xuống xóm ngụ cư, trẻ con ủ rũ, người lớn dật dờ, lặng lẽ y như những bóng ma. Giữa lúc ấy nghèo đói, ảm đạm ấy, Tràng lại dắt một người đàn bà xa lạ về nhà. Trên đường về, đám trẻ con trong xóm gào lên "chông vợ hài" để trêu chọc họ. Người lớn ngạc nhiên bàn tán, những khuôn mặt u tối của họ bỗng rạng rỡ lên. Về đến gian nhà vắng teo, rúm ró, xiêu vẹo, Tràng trong tâm trạng nóng ruột chờ bà cụ Tứ, còn người đàn bà xa lạ kia ngồi mớn ở mép giường cũng trong tâm trạng buồn, lo lắng. Thị buồn có lẽ bởi chị tưởng như mình đã tìm được chốn nương tựa, nhưng hoá ra hoàn cảnh của Tràng cũng không hề khá khẩm như thị đã mong đợi. Trời chạng vạng tối, cụ Tứ về đến nhà thì rất ngạc nhiên khi có người đàn bà lạ trong nhà, rồi lại chào mình bằng u. Được Tràng giải thích, bà nín lặng, bao nỗi niềm xáo trộn trong lòng, xót xa, ai oán, buồn tủi xen lẫn cả niềm vui. Bà nín lặng vì hiểu rằng thị theo con bà về làm vợ không phải vì tình yêu, mà là do thị đã quá đói khổ. Bà xót xa bởi tủi cho phận mình, thương cho con trai. Con người ta dựng vợ gả chồng phải làm đám cưới, vậy mà bà còn chẳng lo nổi cho con mình một đám cưới đàng hoàng. Nhưng rồi bà cũng vui mừng bởi trong cái hoàn cảnh khốn cùng ấy, chuyện Tràng lấy được vợ chỉ có trong cổ tích, thế mà nay đã xảy ra. Nghĩ đến đấy, bà mở rộng trái tim đón lấy thị, nhận là con dâu. Đêm hạnh phúc của vợ chồng Tràng diễn ra trong cảnh chết chóc, tan tác và thê lương. Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn và nhận ra quang cảnh nhà cửa có sự thay đổi thay, đống quần áo rách được đưa ra phơi, đống rác ở đầu ngõ đã được hót sạch, ang nước khô đã được kín đầy. Cảnh vật ấy làm cho Tràng thấm thía, có cảm giác phấn chấn và có trách nhiệm bổn phận với gia đình. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới là một lùm rau chuối thái rối, muối trắng, bát cháo lõng bõng và một nồi chè khoán. Nồi chè khoán nghe thì tưởng chừng ngon lắm, nhưng thực chất cũng chỉ là nồi cháo cám. Trong bữa cơm, cụ Tứ nói toàn chuyện vui, cụ động viên con trai, con dâu cố gắng làm ăn, và khi nghe tiếng thúc thuế nổi lên, bà cụ lại khóc, còn trong Tràng bỗng hiện lên lá cờ đỏ và đoàn người trên đê đi phá kho thóc của Nhật.

6. Giá trị nội dung

Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau

7. Giá trị nghệ thuật

Xây dựng tình huống truyện độc đáo, tự nhiên, kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố hiện thực và nhân đạo.

Bút pháp phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

Nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm làm nổi rõ tâm lí của từng nhân vật.

Ngôn ngữ kể chuyện phong phú, cách kể chuyện gần gũi, tự nhiên.

Kết cấu truyện đặc sắc.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Để học tốt Địa lý 12, Giải Toán 12 nâng cao, Tiếng Anh lớp 12 mới, Môn Vật lý 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Phân tích tác phẩm lớp 12

    Xem thêm