Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lan Trịnh Văn học Lớp 7 Qua Đèo Ngang

Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.

3
3 Câu trả lời
  • Su kem
    Su kem

    Đường luật : luật thơ có tự đời Đường (618 – 907) ở Trung Quốc.

    Số câu : 8 câu (bát cú)

    Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

    Hiệp vần : ở chữ cuối của câu 1 – 2 – 4 – 6 - 8 tất cả đều thanh bằng và một vần duy nhất (còn gọi là độc vần) : tà – hoa – nhà – gia – ta (vần a).

    Phép đối : trong mỗi bài thơ có 2 cặp câu đối nhau về cả nghĩa lần thanh điệu : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

    Ví dụ: Lom khom/dưới núi/tiều vài chú

    Lác đác/bên sông/chợ mấy nhà

    0 Trả lời 27/10/21
    • Thùy Chi
      Thùy Chi

      Qua Đèo Ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật vì:

      - Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ, hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chẵn (1, 2, 4, 6 và 8).

      - Trong bài thơ, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Nói cách khác, có phép đối ở bốn câu giữa.

      0 Trả lời 27/10/21
      • Đen2017
        Đen2017

        Bài thơ "Qua Đèo Ngang" được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

        - Số câu: 1 bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu thơ gồm 7 chữ

        - Cách gieo vần: gieo vần "a" ở các câu: 1,2,4,6,8: tà, hoa, nhà, gia, ta.

        - Phép đối câu 3 đối câu 4: lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

        Đối câu 5 với câu 6: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

        0 Trả lời 27/10/21

        Văn học

        Xem thêm