Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Địa Lý Lớp 9

Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm

Đề bài

. Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển.

. Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển

3
3 Câu trả lời
  • Bi
    Bi

    - Các vùng kinh tế của nước ta gồm:

    + Trung du và miền núi Bắc Bộ.

    + Đồng bằng sông Hồng.

    + Bắc Trung Bộ.

    + Duyên hải Nam Trung Bộ.

    + Tây Nguyên.

    + Đông Nam Bộ.

    + Đồng bằng sông Cửu Long.

    0 Trả lời 03/08/21
    • Thùy Chi
      Thùy Chi

      Gồm 7 vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long

      Phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểm: Gồm có 3 vùng: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam

      Các vùng kinh tế trọng điểm tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và các vùng kinh tế lân cận.

      0 Trả lời 03/08/21
      • Su kem
        Su kem

        - Các vùng kinh tế của nước ta gồm:

        + Trung du và miền núi Bắc Bộ.

        + Đồng bằng sông Hồng.

        + Bắc Trung Bộ.

        + Duyên hải Nam Trung Bộ.

        + Tây Nguyên.

        + Đông Nam Bộ.

        + Đồng bằng sông Cửu Long.

        - Phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểm:

        + Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: gồm Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh.

        + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: gồm Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

        + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: gồm TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.

        - Các vùng kinh tế giáp biển:

        + Trung du và miền núi Bắc Bộ (phía đông nam giáp biển Đông).

        + Đồng bằng sông Hồng (phía đông nam giáp vịnh Bắc Bộ).

        + Bắc Trung Bộ (phía đông giáp biển Đông).

        + Duyên hải Nam Trung Bộ (phía đông giáp biển Đông).

        + Đông Nam Bộ (phía đông nam giáp biển).

        + Đồng bằng sông Cửu Long (ba mặt giáp biền: phía đông – tây- nam)

        - Vùng kinh tế không giáp biển là Tây Nguyên.

        0 Trả lời 03/08/21

        Địa Lý

        Xem thêm