Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ đoàn thuyền đánh cá?

Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tạo nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?

3
3 Câu trả lời
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    a) Nhiều từ "hát" được nhắc lại trong bài thơ:

    - Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

    - Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng.

    - Ta hát bài ca gọi cá vào.

    - Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

    Đó là khúc ca sảng khoái của người lao động đánh cá thể hiện niềm phấn khởi trước những thành quả lao động của mình.

    b) Bài thơ theo thể tự do, mỗi dòng thơ gồm 7 tiếng, âm điệu bài thơ biến đổi phong phú.

    - Trong khổ 1:

    Mặt trời xuống biển/ như hòn lửa.

    Sóng đã cài then/ đêm sập cửa.

    Âm điệu thơ khép lại với thanh trắc của các vần cuối với nhịp 4/3 mạnh mẽ.

    Đoàn thuyền đánh cá/ lại ra khơi

    Câu hát căng buồm/ cùng gió khơi.

    Âm điệu thơ mở ra với thanh bằng của các vần cuối nhẹ nhàng, khoáng đạt.

    - Những khổ thơ giữa phối hợp âm điệu thơ với những động tác dồn dập dệt biển, dàn đan thế trận, đêm thở sao lùa, kéo xoăn tay, lưới xếp, buồm lên... tạo nên những âm hưởng rộn ràng, sảng khoái biểu hiện được sự hăng say khẩn trương lao động và niềm phấn khởi của người đánh cá.

    Bài thơ tạo được âm hưởng vừa khỏe khoắn, vừa sôi nổi lại vừa phơi phới, bay bổng. Góp phần tạo nên âm hưởng ấy là các yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần,... Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới (bốn lần lặp lại lời “hát” trong bài thơ).

    Đặc biệt cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt, các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách. Các vần trắc tạo sự dữ dội, sức mạnh, các vần bằng tạo sự vang xa, bay bổng...

    Thiên nhiên như rộng mở với màu sắc mới của bình minh trên biển:

    Mặt trời đội biển nhô màu mới.

    Vần: “ơi" là âm hưởng làm nền cho câu hát vang dội niềm vui sau một đêm dài lao động trên biển.

    c) Kết luận

    • Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

    • Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc đáo, có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 27/09/21
    • Bọ Cạp
      Bọ Cạp

      - Bài thơ có bốn từ "Hát", cả bài như một khúc ca, ngợi ca lao động, với tinh thần làm chủ, với niềm vui phơi phới mà nhà thơ viết thay cho những người lao động. Câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi" ở khổ đầu bài thơ gần như được lặp lại ở khổ cuối bài thơ “Câu hút căng buồm với gió khơi" tạo nên một sự tương ứng đẹp, thể hiện một sự trọn vẹn của cuộc hành trình của đoàn thuyền đánh cá và sự vận hành của thời gian, không gian. Đây là khúc ca về lao động hào hùng, tràn đây sức sống mà tác giả đã thay lời cho những người lao động cất lên tiếng hát.

      - Giọng điệu bài thơ sôi nổi, khỏe khoắn, tràn đầy không khí hứng khởi. Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần linh hoạt tạo nên âm hưởng hào hùng cho bài thơ

      0 Trả lời 27/09/21
      • Người Nhện
        Người Nhện

        - Đây là khúc ca ca ngợi lao động với tinh thần làm chủ thiên nhiên

        - Tác giả thay lời những người lao động để viết lên khúc ca này

        - Giọng điệu của bài thơ nhanh, dứt khoát, dõng dạc tạo âm hưởng vui tươi, hào sảng, mạnh mẽ. Các câu thơ, khổ thơ vần với nhau tạo ra âm hưởng vang vọng, vươn xa.

        0 Trả lời 27/09/21

        Văn học

        Xem thêm