Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Nhận xét về kết cấu, về giọng điệu của bài thơ Ánh trăng

Nhận xét về kết cấu, về giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?

3
3 Câu trả lời
  • Bi
    Bi

    - Kết cấu độc đáo, phát triển theo thời gian. Từ quá khứ hồn nhiên, thân thiết với vầng trăng → hiện tại, về thành phố, sống tiện nghi lãng quên vầng trăng → vô tình gặp lại → nhận ra thái độ sống vô tình của mình, tự soi xét lại.

    - Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ, nhịp thơ khi tuôn chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo nhịp kể, khi ngân nga, trầm lắng suy tư.

    → Góp phần bộc lộ những cảm xúc sâu xa của một người lính khi nghĩ về chiến tranh, về quá khứ.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 28/09/21
    • Thùy Chi
      Thùy Chi

      Kết cấu tác phẩm có nét độc đáo:

      + Bài thơ giống như câu chuyện, phát triển theo thời gian, trần trụi với thiên nhiên, thân thiết với vầng trăng

      + Qúa khứ nghèo khó nhưng gần gũi với vầng trăng, khi về thành phố, sống với tiện nghi, con người lãng quên quá khứ.

      + Tình huống tạo nên yếu tố bất ngờ khi con người với vầng trăng gặp lại, con người giật mình thức tỉnh, soi xét lại sự vô tình, thờ ơ của bản thân.

      + Giọng điệu thơ chậm dãi, nhịp nhàng theo lời kể, lúc lại suy tư. Tất cả góp phần quan trọng bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình

      Trả lời hay
      1 Trả lời 28/09/21
      • Biết Tuốt
        Biết Tuốt

        - Về kết cấu, bài thơ như một câu chuyện nhỏ, phát triển theo thời gian. Quá khứ hồn nhiên, trần trụi với thiên nhiên, thân thiết với vầng trăng. Hiện tại về thành phố, sống với các tiện nghi buyn-đinh, cửa gương, điện sáng. Vầng trăng bị lu mờ, bị coi như người dưng qua đường. Nhờ mất điện mà gặp lại vầng trăng, giật mình về thái độ sống “vô tình” của mình. Nó là sự bừng thức để soi lại bản thân, xét lại cách sống vô tình, dửng dưng, quay lại với quá khứ tốt đẹp, tình nghĩa.

        - Bài thơ sử dụng giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ. Nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga, thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, biểu hiện suy tư.

        - Kết cấu và giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh ở người đọc.

        0 Trả lời 28/09/21

        Văn học

        Xem thêm