Lan Trịnh Văn học Lớp 7 Cảnh khuya

Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” chú ý âm thanh và cách so sánh.

3
3 Câu trả lời
  • Batman
    Batman

    Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh - cảnh ở đây rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    - Âm thanh tiếng suối được nhà thơ so sánh như tiếng hát xa. Cảnh được bắt đầu từ âm thanh của suối tiếng suối êm dịu từ xa vọng lại mơ hồ hư thực vừa thể hiện sự tĩnh mịch của cảnh. Tiếng suối nơi xa xa vẳng lại nghe những tiếng hát của người con gái đẹp hát trong rừng vọng ra.

    => Âm thanh gợi lên sự thanh bình êm ái nhẹ nhàng.

    - Trăng là một hình ảnh tiêu biểu trong thơ Bác, nó lại xuất hiện ở bài thơ này với vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Điệp từ “lồng” được nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất.

    Lồng 1: ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây.

    Lồng 2: bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp.

    => Hai câu thơ vẻ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh sáng huyền ảo vàng nhẹ nhàng. Nó gợi lên sự bình yên của cuộc sống.

    Trả lời hay
    19 Trả lời 28/10/21
    • Bạch Dương
      Bạch Dương

      “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Cái hay của câu thơ là không cần dùng từ khuya vẫn có thể đưa người đọc đến thẳng vào "Cảnh khuya". Bởi lẽ chỉ ở thời điểm này tiếng suối từ xa vẳng tới mới được nghe rõ thanh âm. Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát là cách so sánh đặc sắc. Người xưa hay ví von tiếng suối với tiếng đàn: Côn Sơn có suối nước trong, ta nghe suối chảy như cung đàn cầm (Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi), hay Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền (Tiếng hát bên sông - Thế Lữ). Nay Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát. Cách liên tưởng của Bác rất chân thực, phù hợp với cảnh vật và sinh hoạt ở Việt Bắc lúc bấy giờ. Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người, thêm sống động trẻ trung hơn.

      Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Đúng là “thi trung hữu họa”. Ánh trăng lồng vào vòm lá cố thụ tạo nên những mảng tối, đậm, nhạt, đen, trắng... gợi nên cảnh chập chùng của bóng trăng, bóng cây và bóng hoa. Tất cả làm thành một bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét và hình khối hòa hợp quân quýt và ấm áp thể hiện trong âm hưởng của hai từ lồng, trong một câu thơ vừa lung linh huyền ảo vừa cổ kính trang nghiêm.

      Trả lời hay
      8 Trả lời 28/10/21
      • Khang Anh
        Khang Anh

        - “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” đây là một hình ảnh so sánh độc đáo khi nhà thơ cảm nhận tiếng suối róc rách chảy như tiếng hát xa. Trước Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi đã từng cảm nhận tiếng suối như tiếng đàn cầm, nhưng đó là cách cảm nhận mang tính cổ điển. Còn với hình ảnh so sánh tiếng suối vs tiếng hát ta như cảm nhận được vẻ thánh thót của tiếng suối, đồng thời cảm nhận được sự sống con người như đang hiện hữu, làm thiên nhiên gần gũi với còn người.

        - "“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa“: câu thơ đã tả thực hình ảnh đêm trăng sáng chiếu rọi, làm bóng cây cổ thụ chen lẫn vào nhau với những tầng cao thấp, sáng tối hòa quyện. Bức tranh trở nên lung linh huyền ảo hài hòa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa đường nét khỏe khoắn của cổ thụ và vẻ uyển chuyển của hoa.

        Trả lời hay
        3 Trả lời 28/10/21

        Văn học

        Xem thêm