Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn

(xem lại phần Tập làm văn, tr. 117)

3
3 Câu trả lời
  • Song Tử
    Song Tử

    a. Mở bài:

    – Chuyện đã xảy ra từ lâu nhưng mỗi lần nghĩ lại mình thấy rất xấu hổ.

    – Muốn kể lại cho các bạn nghe để lòng nhẹ nhõm.

    b. Thân bài:

    – Giờ kiểm tra Sinh mình không làm được bài, nhìn sang thấy bạn đang chăm chú viết liền hỏi. Bạn không trả lời.

    – Mình loay hoay định giơ vở thì cô giáo nhắc nên không làm được.

    – Cuối giờ, thu bài vì ngồi ở đầu bàn nên khi thu bài của bạn lại giả vờ để quên không nộp cho cô.

    – Giờ ra chơi mình tuồn bài đó vào ngăn bàn của bạn.

    – Vào tiết học mới, bạn thấy bài của mình chưa nộp để dưới ngăn bàn thì hoảng sợ tưởng là quên.

    – Bạn đi tìm gặp cô xin nộp, có không tin là bạn quên mà cho là bạn có tình nộp sau để bổ sung cho đầy đủ.

    – Cô, phê bình bạn.

    – Mãi về sau, bạn vẫn không biết vì sao bài kiểm tra của mình lại ở ngăn bàn. Bạn vẫn rất tốt, không hề nghi ngờ gì mình cả.

    c. Kết bài

    – Bạn đã chuyển trường theo gia đình.

    – Khi chia tay mình không dám nói. Mình nghĩ nhiều về điều đó và cảm thấy xấu hổ, ân hận.

    Trả lời hay
    3 Trả lời 29/09/21
    • Bọ Cạp
      Bọ Cạp

      A. Mở bài: (dạng nêu kết quả trước)

      ◾ Giới thiệu hoàn cảnh sau khi xảy ra chuyện kết hợp tả chút về cảnh(hè oi ả/ đông lành lạnh/ những cơn gió lướt qua...; cỏ cây hoa lá, cảnh vật...)

      ◾ Nêu một chút về tâm trạng ở phần mở đầu sẽ ấn tượng hơn(tôi buồn, ân hận, day dứt...)

      ◾ Nêu sự việc có lỗi với bạn( tại sao tôi có thể...; nói lên là bạn thân thế nào, tốt ra sao... để nêu bật sự hối hận)...

      B. Thân bài:

      ◾ Giới thệu hoàn cảnh xảy ra chuyện có lỗi với bạn(lúc ấy làm sao, giới thiệu như trên nhưng hai phần phải có sự khác biệt trong cả cách tả, kể cũng như tính chất của hoàn cảnh.

      ◾ Diễn biến của câu chuyện (tại sao lại như thế, dần dần kể lại câu chuyện đó với thái độ ân hận, buồn...)

      ◾ Kết quả là bận giận hay im lặng (nên chọn im lặng để bộc lộ nội tâm), bản thân bạn đã xử sự ntn...
      Bộc lộ nội tâm xen trong phần kể chuyện (thái độ ân hận...)

      C. Kết bài: Nêu ra (khẳng định lại) là bạn ân hận ra sao, kết quả là bây giờ tình bạn đó ra sao, điều đó để lại cho bạn suy nghĩ thế nào về ng` bạn, về bản thân, kinh nghiêm, bài học rút ra...

      Trả lời hay
      1 Trả lời 29/09/21
      • Biết Tuốt
        Biết Tuốt

        a. Mở bài:

        Chuyện xảy ra từ lâu nhưng mỗi lần nghĩ lại mình thấy rất xấu hổ. Muốn kể cho các bạn nghe để lòng nhẹ nhõm.

        b. Thân bài:

        – Giờ kiểm tra 15 phút môn Lịch Sử mình không làm được bài, nhìn sang thấy Lan đang chăm chú làm bài liền hỏi bạn. Lan không trả lời.

        – Mình loay hoay định giở vở xem thì cô giáo nhắc.

        – Bài kiểm tra đó mình không làm được nên điểm rất thấp, còn Lan được 9 điểm.

        – Mình lúc đó vô cùng ghét Lan và đi nói xấu về Lan rằng bạn mở vở chép bài.

        – Tin đồn đó đến tai cô, cô phê bình Lan.

        – Mãi về sau, Lan vẫn không biết vì sao lại xảy ra điều đó. Lan vẫn rất tốt, không hề nghi ngờ gì mình cả.

        – Lan quyết định chuyển trường. Khi chia tay mình đã nói ra sự thật nhưng Lan chỉ mỉm cười nhẹ nhàng, không có biểu hiện gì là tức giận. Mình nghĩ nhiều về điều đó, xấu hổ, ân hận.

        c. Kết bài:

        Khi nghĩ lại chuyện ấy, mình luôn thấy xấu hổ và giận chính mình.

        0 Trả lời 29/09/21

        Văn học

        Xem thêm