Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lan Trịnh Văn học Lớp 7

Xác định các phép tu từ trong bài ca dao sau, phân loại và phân tích tác dụng

Xác định các phép tu từ, phân loại và phân tích tác dụng:

“Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe."

(Ca dao)

3
3 Câu trả lời
  • Song Ngư
    Song Ngư

    * Các biện pháp tu từ trong bài thơ :

    - Phép ẩn dụ :

    + Con tằm : Dùng để chỉ những người người lao động, ngày ngày cần cù,...

    + Lũ kiến : chỉ những con người lao động vất vả...

    + Hạc : chỉ những người có cuộc đời phiêu bạt , ...

    + Con cuốc : chỉ những người kêu than oan ức,....

    - Phép điệp ngữ :

    + Thương thay : từ được lặp lại 4 lần trong câu thơ để nói nên nỗi thương của tác giả với những người lao động, cần cù,...

    - Phép liệt kê :

    + Con tằm ; lũ kiến li ti ; hạc , con cuốc .

    + Tác dụng : Nói lên nỗi lòng của người dân đau khổ, vất vả ở xã hội phong kiến thời đó.

    Trả lời hay
    5 Trả lời 28/07/21
    • Sư Tử
      Sư Tử

      - Ẩn dụ :

      + Con tằm : nhằm ẩn dụ những người lao động, ngày ngày cần cù, hy sinh thì nhiều nhưng hưởng thụ thì ít, đã vậy còn bị những đòn roi, bòn mót

      + Lũ kiến : chỉ những con người lao động vất vả nhưng cả đời vẫn nghèo khó

      + Hạc : chỉ những người có cuộc đời phiêu bạt, không biết mai sau như thế nào, lận đận trong xã hội cũ

      + Con cuốc : chỉ những người thấp cổ bé họng, dù có oan ức thế nào đi nữa cũng không thể minh oan được chi mình

      - Điệp ngữ :

      + Thương thay : được lặp đi lặp lại ở 4 câu thơ nhằm nhấn mạnh nỗi thương xót của tác giả cho những người lao động ở xã hội cũ, song song cụm từ đã kết nối 4 nỗi thương xót lại với nhau

      - Liệt kê : Diễn tả, thể hiện nỗi đau khổ trăm bề của người dân thường nơi xã hội phong kiến cũ

      + Con tằm

      + Lũ kiến li ti

      + Hạc

      + Con cuốc

      Trả lời hay
      1 Trả lời 28/07/21
      • Bon
        Bon

        Biện pháp tu từ: ẩn dụ, lặp từ

        + Ẩn dụ:

        Hình ảnh con tằm: Ẩn dụ cho con người nhỏ bé, con tằm nhả tơ óng ánh, xong là kết thúc chu kì sống, con người bị bóc lột sức lao động

        Hình ảnh con kiến: li ti nhỏ bé, chăm chỉ tha mồi, đại diện cho con người bán mặt cho đất, bán lưng cho trời

        =>Những hình ảnh quen thuộc đại diện cho người nông dân

        Thương con hạc: thương cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai

        Thương con cuốc: thương thân phận thấp cổ bé họng, tiếng than không có người động lòng, thương xót

        =>Tiếng than của bốn con vật chính là tiếng than cho thân phận thấp bé, chịu nhiều bất công ngang trái trong cuộc sống

        +Lặp từ

        Thương thay được lặp lại 4 lần. Ý nghĩa của sự lặp lại đó:

        Mỗi lần sử dụng là một lần biểu đạt tình thương một con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau của thân phận người lao động

        Sự lặp lại tô đậm niềm thương cảm, thương xót cuộc sống trăm bề khổ cực của người lao động

        Sự lặp lại kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển

        0 Trả lời 28/07/21

        Văn học

        Xem thêm