Anh chị hãy bình giảng bài “Côn sơn ca” của Nguyễn Trãi để thấy được tâm trạng của tác giả
Văn mẫu: Anh chị hãy bình giảng bài “Côn sơn ca” của Nguyễn Trãi để thấy được tâm trạng của tác giả được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 7 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 7 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Bình giảng bài “Côn sơn ca” của Nguyễn Trãi
Ông nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc Việt Nam. Không chỉ là một vị tướng tài giỏi, ông còn là một nhà văn hóa lớn, có đóng góp to lớn vào nền văn học Việt Nam. Ông là Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, là một nhà chính trị nhà thơ dưới thời nhà Hồ và Lê sơ Việt Nam. Thi đỗ Thái học sinh, làm quan dưới triều nhà Hồ, nhưng sau đó nhà Minh xâm lược ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông đóng một vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa này. Các tác phẩm thơ ca văn học của ông kể ra không xuể, tiêu biểu là có tác phẩm Côn Sơn Ca trích trong tập “Ức trai thi tập” của tác giả Nguyễn Trãi. Bài thơ được học giả Đào Duy Anh xếp vào bài thơ số 87 của tập “Ức trai thi tập”. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể ca, gồm có 36 câu, câu ngắn nhất gồm bốn chữ, câu dài nhất là mười chữ, phần lớn là ngũ ngôn và thất ngôn. Dịch giả đã chuyển thành thơ lục bát, thể hiện tâm hồn của nhà thơ lúc ở ẩn tại động Thanh Hư thuộc Côn Sơn Ca. Côn Sơn không chỉ là mảnh đất quê mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ của nhà thơ. Nguyễn Trãi đã viết rất nhiều về Côn Sơn và Côn Sơn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn của hồn thơ ông.
Bài thơ Côn Sơn ca (bài ca Côn Sơn) là bài ca thiên nhiên và là bài ca mà thể hiện rõ tâm trạng của nhà thơ lúc bấy giờ. Trong bài ca , nhà thơ nói về cảnh vật Côn Sơn khá nhiều như: dòng suối, phiến đá, rừng tùng, rừng trúc. Đáng lưu ý hơn cả chính là cảnh vật Côn Sơn được gợi lên bằng ngòi bút “đặc tả”: suối chảy róc rách, rì rầm như tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt; phiến đá Thạch Bàn qua mưa, rêu phô xanh biếc như phủ chiếu tiêu; cây tùng xòe tán lá như chiếc lọng xanh; rừng trúc bạt ngàn màu xanh tươi mát. Cảnh Côn Sơn hiện lên mang những đặc điểm riêng không lẫn với bất cứ bức tranh sơn thủy hữu tình nào chỉ bằng nét vẽ đặc tả này.
Côn Sơn được gợi lên với vẻ đẹp sống động, đầy ắp âm thanh, đậm đà màu sắc bởi cảnh vật được cảm nhận qua tâm hồn của tác giả giàu nhạc điệu, sống động hình ảnh, và đậm đà chất thơ.
Tác giả về ở Côn Sơn như về với ngôi nhà của mình. Chỉ cần chú ý ta sẽ thấy trong thơ có giọng thơ phóng khoáng, nhịp thơ thoải mái, câu thơ tự do trong phần phiên âm chữ Hán:
“Côn Sơn hữu tuyền,
Kì thanh linh tinh nhiên
Ngô dĩ vi cầm huyền.
Côn Sơn hữu thạch,
Vũ tẩy đài phô bích,
Ngô dĩ vi đạm tịch.”
Đọc bài thơ nên ta thấy như có tiết tấu, nhạc điệu vậy. Chính chất hào sảng trong tâm hồn của nhà thơ đã tạo nên chất hào sảng của thơ. Ông là một vị tướng tài, làm quan có vị trí quan trọng, bận rộn với việc nước, cống hiến sức lực vì nước vì dân, những năm cuối đời sống trong vòng ganh ghét đố kị, khi trở về với Côn Sơn ông thật sự cảm thấy tự do,thoải mái. Đọc thơ, ta thấy Nguyễn Trãi ở trong thơ, thấy ông lúc nằm nghỉ, lúc dạo chơi, khi trò chuyện tâm sự, lúc lại ngâm nga,… Lúc này, ông thật sự tự do, thanh bạch, hào phóng, cởi mở, ông như con chim xổ lồng vui say giữa chốn quê thanh bình. Bản dịch thơ lục bát đã cố gắng lột tả tâm trạng tự do, khoáng đạt của ông khi về với Côn Sơn, nhưng cái nhịp điệu như tiếng suối reo, như bước chân lên xuống, khi chạy, khi rừng thì bản dịch thơ lại không thể lột tả được.
Đang vui với Côn Sơn có tiếng nước suối chảy, rêu xanh thành thảm biếc,… bỗng nhiên giọng thơ như lắng xuống, hơi thở như nén lại Nguyễn Trãi bất ngờ bật trào ra,.. Mình đã về đây, về sống giữa Côn Sơn, lần này về khác hẳn không giống như bao lần trước, vậy mà vẫn còn tự vấn:
“Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vương vấn bụi trần làm chi”
Câu hỏi khiến ta thấy lạ. Ngạc nhiên hơn nữa khi Nguyễn Trãi ca khúc “Quy khứ lai từ” của Đào Tiềm với tâm trạng thanh thản, nhẹ tênh. Có vẻ như tác giả còn đi xa hơn cả Đào Tiềm, đi lạc hơn Đào Tiềm với những câu thơ triết lý đầy chất phóng nhiệm:
“Trăm năm trong cuộc nhân sinh.
Người như cây cỏ thân hình nát tan.”
Còn thơ Nguyễn Trãi là:
“Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh”
Một người yêu ghét phân minh, rạch ròi như Nguyễn Trãi lẽ nào lại xếp Nguyên Tải cùng với Bá Di, Trúc Tề vào chung một số kiếp để người đời cảm thông?
Nguyễn Trãi viết bài Côn Sơn ca trước bao lâu vụ án Lệ Chi Viên xảy ra? Tâm trạng thời thế, triết lý về cuộc đời mà Nguyễn Trãi nói đến trong phần cuối của bài ca là một nỗi buồn thầm sâu, tảo rộng trong tâm hồn Ức Trai. Bi kịch của Nguyễn Trãi là bi kịch của kẻ sĩ trong xã hội phong kiến, là một bi kịch không ai có thể hiểu thấu.
Ông kết bài thơ bằng hai câu thơ đầy tâm trạng, nhưng cũng có thể hiểu như một lời thiết tha nhắn gọi:
“Sào Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn”
Nguyễn Trãi có đồng ý với ý kiến của Sào Phủ, còn Hứa Do là hai cao sĩ ẩn dật thời vua Ngô. Lời giả mã hai câu thơ trên vẫn chưa được làm rõ. Có điều là sau đó không lâu, Nguyễn Trãi lại hăm hở tham gia xây dựng đất nước theo lời mời của vua Lê Thái Tông.
Qua bài Côn Sơn ca ta thấy rõ được tài năng của Nguyễn Trãi và tâm hồn thanh bạch, ông dám sống thật với chính mình. Ông là người anh hùng yêu thiên nhiên, yêu con người, quê hương đất nước, ông luôn một lòng vì nước vì dân.
Trên đây VnDoc tổng hợp các dạng bài văn mẫu: Anh chị hãy bình giảng bài “Côn sơn ca” của Nguyễn Trãi để thấy được tâm trạng của tác giả cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 và các tác giả - tác phẩm Ngữ văn 7 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm: