Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Anh chị hãy chứng minh câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn”

Câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn được hiểu như thế nào? Ý nghĩa của câu tực ngữ trên là gì? VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài Văn mẫu: Anh chị hãy chứng minh câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn” được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 10 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 10 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Chứng minh câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn” mẫu 1

Để tìm hiểu rõ hơn về câu tục ngữ này, hãy cùng phân tích ý nghĩa của câu tục ngữ này ở hiện tại và tương lai. "Tiên": trước, "hậu": sau,"lễ" lễ nghĩa, nghi lễ, cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày, tức là những điều cơ bản trong nhân cách làm người, "văn": tức là văn hóa, là kiến thức. Ý nghĩa cả câu: Thông qua câu thành ngữ, cổ nhân xưa muốn đề cao nhân cách làm người, nói với tất cả mọi người rằng cần phải coi trọng nhân cách, cách đối nhân xử thế. Nhân cách còn cao hơn cả văn hóa. Đồng thời, câu thành ngữ cũng muốn nói với những người làm nghề giáo viên rằng: dạy học sinh không chỉ dạy văn hóa, kiến thức mà còn dạy cả cách làm người sao cho phải lẽ. Trước khi dạy kiến thức phải rèn luyện nhân cách cho học sinh.

Học từ tiểu học lên đến THPT, ta đều thấy có một môn học dành cho việc giáo dục nhân cách làm người. Ở tiểu học là môn Đạo đức, ở THCS và THPT là môn GDCD. Ở chương trình học đó, ta có thể thấy ngành giáo dục coi trọng việc giáo dục nhân cách như thế nào.

Tư tưởng Tiên học lễ – Hậu học văn là một tư tưởng đúng đắn. Bởi vì con người hoàn hảo là con người phải vừa có nhân cách vừa có văn hóa, kiến thức. Điều trước tiên và cũng là điều căn bản của việc làm người là hình thành nhân cách sống tốt. Có nhân cách sống trong sạch mới được mọi người kính nể, tôn trọng, nghe theo. Có kiến thức mới làm mọi người kính phục. Vì vậy trước hết là phải học lễ, sau đó mới học văn. Hơn nữa, nhân cách là điều mà ông cha ta từ xưa tới nay rất coi trọng. Vị chủ tịch vĩ đại của dân tộc ta, HCM đã có câu nói rất sâu sắc răng: Người có đức mà không có tài là người vô dụng. Người có tài mà không có đức là người bỏ đi. Đồng thời phê phán những biểu hiện trái ngược, đi ngược lại đạo lí đúng đắn đó.

Trong thời gian gần đây có ý kiến cho rằng: Nên bỏ khẩu hiệu này trên các giảng đường.

Nho giáo có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam từ xưa đến nay. Không thể phủ nhận những hiệu quả tích cực từ học thuyết của đạo Khổng đến nhiều thế hệ người Việt trong mấy ngàn năm qua. Đồng thời, qua từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển văn minh của xã hội, cũng có nhiều phản kháng chống đối lại những áp đặt giáo điều mà xã hội cho là quá cổ hủ, lạc hậu và cứng nhắc. Điển hình trường hợp mới nhất, dư luận đang tranh cãi xem có nên bỏ câu “tiên học lễ hậu học văn” hay không vì nhiều lý do không còn phù hợp với xã hội Việt Nam trong thời điểm hiện nay.

Cốt lõi ý nghĩa của câu khẩu hiệu treo ở các trường tiểu học và trung học được hiểu là giáo dục đạo đức phẩm chất cần được chú trọng trên hết, rồi mới đến giáo dục tri thức tự nhiên và xã hội cho học sinh. Tiến sĩ Lê Nguyễn Quốc Khang, thuộc thế hệ 7X là thế hệ đầu tiên cắp sách đến trường sau thời kỳ chiến tranh năm 1975, hiện đang công tác trong lĩnh vực giáo dục chia sẻ rằng câu khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” được nhận thức là theo phương châm giáo dục của người xưa thì trước tiên phải học “lễ” là học lễ nghĩa, học cách làm người; còn “văn” là học chữ. Đơn giản là trước hết học làm người rồi mới học chữ, phải song song với nhau như vậy. Và theo ý riêng của mình, tiến sĩ này sẽ tiếp tục dạy dỗ con cái trong gia đình theo khái niệm mà ông đã ghi nhận và tiếp thu. Ông Lê Nguyễn Quốc Khang lý giải:

“Tại vì câu khẩu hiệu này không mới nhưng cũng không bao giờ cũ. Vì người ta nói “có tài mà không có đức thì không làm được gì” mang ý nghĩa như thế. Thật sự bây giờ người ta hay nói và nghĩ từ học “lễ” mang ý nghĩa “lễ nghĩa” kiểu như là tiền bạc này nọ… thì không đúng. Lễ nghĩa là chuyện giao tiếp, văn hóa của con người chứ không phải chuyện “lễ nghĩa” là đi học thì phải đưa tiền cho cô, quà cáp này nọ là sai. Phải dạy cho con hiểu “lễ” là văn hóa, là cách đối xử giữa con người chứ không phải là chuyện vật chất.”

Tuy nhiên, dù có như thế nào đi chăng nữa thì câu tục ngữ ấy vẫn có giá trị tốt đẹp cho tới tận ngày hôm nay. Đây chính là đạo lý mà ông cha luôn cố gắng gìn giữ cho thế hệ con cháu của mình.

Chứng minh câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn” mẫu 2

Ta đã biết rằng lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được từ trước đến nay. Và để không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ chúng ta như vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, đồng thời đó cũng chính là sự rèn luyện lễ nghĩa. Ta như thấy được một điều hiển nhiên đó chính là cứ mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ ngắn gọn và hấp dẫn này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” được đánh giá là câu tục ngữ hay, câu tục ngữ đã bao gồm hai vế song song với nhau, đó chính là sự sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ mà cha ông ta đã gửi gắm như thật là ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Thật dễ có thể thấy được ở vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ được hiểu đó chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với tất cả những người và những việc xung quanh. Ta như xét thấy được rằng ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa. Ngoài ra đó cũng là cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, để sao mà cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội nước ta.

Trong vế thứ hai là “hậu học văn”. Từ “Hậu” được hiểu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, đó cũng chính là các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. Và như vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, và như để có thể trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh mình nữa.

Như vậy, ta đánh giá cả ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước. Tiếp sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa cần có.

Quả thật ta như thấy được với những câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Và cũng chính bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, và như đã được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược, ta cũng cần phải biết lại người không biết cách ứng xử với mọi người xung quang. Ta như thấy được những hành động phi ngĩa, vô nhân tính như là đã không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy, ta như thấy được rằng những thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Và ngày nay ta như biết được rằng một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Con người chúng ta hiện nay khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Cho dù những kiến thức có sâu rộng bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết. Con người là tổng hào của các mối quan hệ xã hội, cũng chính bởi vậy mà không chỉ học để có thêm những kiến thức để chúng sống với môi trường xung quanh mà còn phải biết được làm như thế nào để sống nhận được những sự yêu thương của những người xung quanh.

Quả thực chúng ta như thấy được những lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Ta như có thể đánh giá và nhận thấy được rằng người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Dường như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng nói đi cũng phải nói lại đó chính là đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức. Đúng như lời Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Người có tài mà không có đức thì thật vô dụng”.

Ta cũng nên biết được rằng chính mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, hay đó có cả sự lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó, chắc chắn rằng sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, đồng thời để có thể trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ hấp dẫn chứa đựng bài học sâu sắc “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó dường như cũng chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người vậy. Hãy cố gắng học tập thật tốt để có thể xây dựng nước nhà đẹp hơn, giàu hơn và sánh vai với các cường quốc năm châu.

-----------------------------

Chứng minh câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Qua bài viết mong rằng bạn đọc có thêm nhiều tài liệu, nắm bắt được những ý chính để xây dựng bài viết cho riêng mình nhé.

Trên đây VnDoc tổng hợp các dạng bài văn mẫu lớp 10: Anh chị hãy chứng minh câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 10 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 và biết cách soạn bài lớp 10 và các tác giả - tác phẩm Ngữ văn 10 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm