Bài tập cuối khóa Module 9 THCS tất cả các môn

Mời các bạn tham khảo toàn bộ Sản phẩm cuối khoá module 9 THCS. Tất cả các Bài tập cuối khóa Module 9 THCS dưới đây sẽ hỗ trợ các thầy cô hoàn thành sản phẩm cuối khoá module 9 một cách tốt nhất. Mời các bạn tải về Bài tập cuối khóa Module 9 THCS tất cả các môn như sau.

Xem thêm: 

Bài tập cuối khóa Module 9 môn Toán THCS

1. Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạymôn Toáncó ứng dụng CNTT ở cấp THCS đã có.

2. Mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.

Sản phẩm 1

1. Học liệu số

TT

Học liệu

Định dạng

Tên file

1

Mô phỏng tỉ số lượng giác bằng phần mềm Geogebra

.ggb

SPS.020ba1.01.0202.BTCK.rar

2

Máy tính cầm tay giả lập

.exe

Sản phẩm 2.

Bản mô tả

Khung bản mô tả thực hiện ngắn như sau:

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN

Môn học/Hoạt động giáo dục: TOÁN; Lớp: 9

Thời lượng thực hiện: 02 tiết

Hình thức: Trực tuyến

I. MỤC TIÊU

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực

Năng lực tư duy và lập luận toán học

So sánh được các tỉ số giữa các cạnh trong tam giác vuông. Phát hiện được sự tương đồng giữa các tỉ số và thể hiện được kết quả của việc quan sát, từ đó học sinh phát hiện được định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn.

Năng lực mô hình hoá toán học

Vận dụng được tỉ số lượng giác của góc nhọn để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn: Tính chiều cao tòa nhà, độ lớn góc tạo bởi thang và mặt đất

Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

Sử dụng được máy tính cầm tay để tính tỉ số lượng giác của một góc nhọn và số đo góc, cạnh.

2. Phẩm chất

Trách nhiệm

Có ý thức xây dựng và thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Tích cực tham gia các hoạt động nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Học liệu số:

· Tisoluonggiac.ggb

· fx-580VN X Emulator.exe

- Thiết bị điện tử:

· Laptop cá nhân

· Bảng viết điện tử

· Điện thoại thông minh

2. Chuẩn bị của học sinh

- Cài đặt sẵn phần mềm trên máy tính cá nhân/điện thoại thông minh: Geogebra

- Tải học liệu số và cài đặt sẵn trên máy tính cá nhân/điện thoại thông minh:

· Tisoluonggiac.ggb

· fx-580VN X Emulator.exe (nếu HS chưa có máy tính cầm tay)

- Thiết bị điện tử:

· Điện thoại thông minh (có 4G)

· Máy tính cá nhân (hệ điều hành win7 trở lên)

· Bộ định tuyến (có sẵn wifi)

- Đồ dùng học tập cá nhân: thước thẳng, ê ke, máy tính cầm tay Casio FX580VNX.

III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Hoạt động 2. Hình thành định nghĩa Tỉ số lượng giác của góc nhọn (25 phút)

Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm

Học liệu số: Slide trình chiếu, mô hình tỉ số lượng giác.

1. Mục tiêu:

- HS sử dụng mô hình tỉ số lượng giác để tính tỉ số giữa các cạnh của tam giác vuông, so sánh được các tỉ số giữa các cạnh trong tam giác vuông khi góc nhọn không đổi; nhận biết được tính bất biến của các tỉ số giữa các cạnh, từ đó hình thành các khái niệm sin, cos, tan, cotan của góc nhọn.

2. Nội dung.

Nhiệm vụ 1. HS thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1. Mở geogebra

- Bước 2. Vẽ một tam giác vuông rồi đánh dấu góc nhọn bất kì và ghi tên cạnh đối, cạnh kề của góc vừa đánh dấu.

Nhiệm vụ 2. HS thực hiện theo các bước sau:

Đáp án Module 9 THCS

- Bước 1. Mở học liệu số tisoluonggiac.ggb.

- Bước 2. Chọn góc nhọn B bất kì (nhập số đo vào ô trống)

- Bước 3. Thực hiện kéo thanh trượt để thay đổi độ dài AB (dẫn đến độ dài cạnh AC thay đổi theo)

- Bước 4. Quan sát kết quả trên màn hình rồi đưa ra nhận xét về giá trị của 4 tỉ số trên màn hình khi độ dài các cạnh của tam giác vuông thay đổi.

3. Sản phẩm.

Nhiệm vụ 1.

Đáp án Module 9 THCS

Nhiệm vụ 2.

Đáp án Module 9 THCS

4. Tổ chức hoạt động

- GV vẽ một tam giác vuông trên geogebra. Đánh dấu một góc nhọn trên hình vẽ. Giới thiệu cạnh huyền, cạnh đối và cạnh kề của góc nhọn vừa đánh dấu.

#1. Giao nhiệm vụ.

GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện Nhiệm vụ 1 trong phần Nội dung.

GV yêu cầu HS thực hiện Nhiệm vụ 2 trong phần Nội dung.

#2. Thực hiện nhiệm vụ.

HS thực hiện cá nhân nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2 được giao trong Nội dung.

HS nếu gặp khó khăn thì chia sẻ màn hình để được GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.

#3. Báo cáo, thảo luận.

- GV mời những HS đã giơ tay đăng ký báo cáo kết quả thực hiện bằng cách chia sẻ màn hình của HS.

#4. Kết luận

- GV nhận xét, đưa ra kết luận như trong Sản phẩm học tập.

- GV nhận định các tỉ số trên mỗi hình của từng HS luôn không đổi mặc dù độ dài các cạnh thay đổi khi HS kéo thanh trượt AB, từ đó trình chiếu định nghĩa tỉ số lượng giác trên bảng như Nội dung sau:

I. Định nghĩa

. Phương án đánh giá:

- PP: đánh giá qua sản phẩm học tập

- Công cụ: dùng Bảng kiểm đánh giá Sản phẩm học tập của HS.

Hoạt động 3. Vận dụng MTCT tính số đo của góc nhọn (15ph)

Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học thực hành

Phương tiện, học liệu: slide trình chiếu, máy tính cầm tay giả lập.

1. Mục tiêu:

- Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) số đo của góc nhọn bằng máy tính cầm tay (MTCT).

2. Nội dung.

Nhiệm vụ 3. HS thực hiện bài tập sau:

Bài tập 2. Tìm góc nhọn x (làm tròn đến phút), biết:

a) sinx = 0,2836

b) cotgx = 2,675

3. Sản phẩm học tập.

Bài tập 2.

a) »

b) »

4. Tổ chức hoạt động.

- GV mở máy tính cầm tay giả lập và chia sẻ màn hình để hướng dẫn HS các thao tác bấm máy để thực hiện Ví dụ 1:
Tính số đo góc x (làm tròn đến phút) khi biết:

a) b) c) d)

#1. Giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thực hiện các bước sau:

· Bước 1. Mở MTCT thực/giả lập

· Bước 2. Thực hiện các thao tác bấm máy tính như quan sát trên màn hình chia sẻ của GV để thực hành Ví dụ 1

- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2 như trong Nội dung.

- Sau khi thực hành xong, GV yêu cầu HS áp dụng để giải quyết bài tập 2.

#2. Thực hiện nhiệm vụ.

- HS thực hành bấm máy tính cầm tay thực (hoặc giả lập) theo như hướng dẫn của GV để thực hành Ví dụ 1.

- HS thực hiện cá nhân nhiệm vụ 3 được giao trong Nội dung.

- HS nếu gặp khó khăn thì chia sẻ màn hình để được GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.

#3. Báo cáo, thảo luận.

- GV mời những HS đã giơ tay đăng ký báo cáo kết quả thực hiện bằng cách chia sẻ màn hình của HS (nếu dùng MTCT giả lập), hoặc chụp hình kết quả trên MTCT (nếu sử dụng MTCT thực).

#4. Kết luận, nhận định.

- GV nhận xét về kết quả báo cáo của HS.

- GV đánh giá kết quả hoạt động của các HS vừa trình bày. Cho điểm cộng cá nhân nếu HS bấm MTCT đúng các bước và làm tròn đúng kết quả.

. Phương án đánh giá

- PP: đánh giá qua sản phẩm học tập

- Công cụ: dùng Bảng kiểm đánh giá Sản phẩm học tập.

Bài tập cuối khóa Module 9 môn Ngữ văn THCS

ĐÁNH GIÁ CUỐI KHOÁ HỌC MÔ ĐUN 9

1. Học liệu số

Bài giảng điện tử (PPT)

2. Bảng mô tả

Khung bản mô tả thực hiện ngắn như sau:

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: BÀI 6. ĐIỂM TỰA TINH THẦN

VĂN BẢN “GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA” (PHẦN ĐỌC)

Môn học: Ngữ văn; Lớp: 6

Thời lượng thực hiện: 2 tiết

I. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt)

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

1.2. Năng lực đặc thù

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tác phẩm truyện.

- Nhận biết và phân tích những đặc điểm nổi bật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ của nhân vật.

- Nêu được bài học về ý nghĩ và cách ứng xử của cá nhân được gợi ra từ văn bản.

2. Về phẩm chất

Nhân ái: Biết sống yêu thương, nhân ái, quan tâm đến mọi người; cư xử đúng mực.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

STT

Tên thiết bị và học liệu

Người chuẩn bị

Giáo viên

Học sinh

1

Kế hoạch bài dạy, Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách bài tập

x

2

Sách giáo khoa, Sách bài tập

x

3

Phiếu học tập

x

4

Bộ tranh ảnh

x

5

Máy tính, máy chiếu

x

6

Bảng phụ, bút dạ, giấy A0

x

x

- Học liệu số: PPT, bài giảng điện tử, bộ câu hỏi, thang đo, bảng kiểm, rubrics

III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (Hình thức dạy học: Trực tuyến thay thế hoàn toàn trực tiếp – tương tác đồng bộ)

- Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến: Zoom

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về

b. Nội dung hoạt động: HS xem hình ảnh, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Dựa vào nhan đề, em dự đoán xem văn bản viết về điều gì?

- Hãy kể một sự giúp đỡ mà em đã từng dành cho ai đó, hoặc em đã từng được đón nhận ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Cá nhân HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GVquan sát, hỗ trợ (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả

- 2 đến 3 HS trình bày miệng câu trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV tổng hợp, giới thiệu bài: Trong cuộc sống tình yêu thương và chia sẻ là điều vô cùng quý giá. Như cây cần ánh sáng, con người cần tình yêu thương để nuôi dưỡng tâm hồn. Điều kì diệu nhất của tình yêu thương là càng chia sẻ lại càng giàu có; là cùng mang đến niềm vui và hạnh phúc cho cả người đón nhận và người trao tặng.

Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Viết về cái lạnh giá của đất trời đầu mùa song tình yêu thương của những nhân vật trong tác phẩm liệu có ấm áp trái tim bạn đọc hay không? Chúng ta cùng khám phá nhé!

Bài tập cuối khóa Module 9 môn Tin Học THCS

BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (Tiết 1)

(Sách kết nối kiến thức)

Môn: Tin học 6 (Thời lượng 1 tiết Online)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

  • Giải thích được có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1
  • Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.

2. Năng lực

a. Năng lực tin học:

  • Hình thành được tư duy về mã hóa thông tin trong máy tính.
  • Mô phỏng được việc mã hóa các dạng thông tin cơ bản (số, văn bản, âm thanh, hình ảnh, ...) trong thực tế thành dãy bit.

b. Năng lực chung:

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề đưa ra trong bài học. Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm giải quyết các câu hỏi trong bài.
  • Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với video gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi liên quan đến biểu diễn thông tin trong máy tính.

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm, cá nhân.
  • Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác khách quan kết học tập đã thực hiện được.
  • Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và theo dõi thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bdy hc

GV

HS

Thiết bị

Máy tính và các thiết bị ngoại vi

Phòng máy tính, máy chiếu, loa, mạng Internet và Wi-Fi

Máy tính và các thiết bị ngoại vi

Phần mềm

Phần mềm chính: PowerPoint, google form, Quizizz

Phần mềm minh hoạ soạn thảo văn bản: Word

google form, Quizizz

2. Học liệu

  • Bài trình chiếu đa phương tiện
  • Phiếu giao học tập
  • Trò chơi Quizizz – Ngân hàng câu hỏi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Tiến trình dạy học trực tuyến.

Hoạt động học
(thời gian)

Mục tiêu

Nội dung hoạt động

PPDH, KTDH

Phương án đánh giá

Phương án ứng dụng CNTT

Phương pháp

Công cụ

Hoạt động 1. Mở đầu

(online ở nhà)

(1)

Định hướng bài học:

Dạy học hợp tác.

Quan sát quá trình học.

Bài tập thực hành..

Google form

Hoạt động 2. Khám phá

(online - 15 phút)


(1), (2)

Tìm hiểu cách mã hóa dữ liệu số thành ký hiệu 0, 1.

Dạy học thực hành on line.

Quan sát quá trình học.

Bài tập thực hành.

- PowerPoint.

- Google form

- Máy tính để HS học tập.

Hoạt động 3. Luyện tập

(online - 10 phút)

(1), (2)

Vận dụng mã hóa dữ liệu số nhỏ thành dãy bít

Dạy học online

Quan sát quá trình học.

Bài tập thực hành.

- PowerPoint.

- Quizizz

- Máy tính để HS học tập.

Hoạt động 4.

Ôn tập

(online - 10 phút)

(1) (2)

Vận dụng mã hóa dữ liệu số thành dãy bít

Dạy học hợp tác.

Quan sát quá trình học.

Đáp án trò chơi.

- Trò chơi Chiếc nón kỳ diệu

- Máy tính để HS học tập.

2. Các hoạt động học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Thực hiện ở nhà trước giờ học)

a. Mục tiêu:

  • Tìm hiểu cách mã hóa dữ liệu số thành ký hiệu 0, 1
  • Mã hóa được các số từ 0 đến 7 thành ký hiệu 0, 1
  • Biết được cách biểu diễn thông tin trong máy tính

b. Nội dung:

  • HS đọc thông tin ở Hoạt động 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12, kết hợp với video hướng dẫn.
  • Đọc, tìm hiểu nội dung Mục 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12,13, 14.
  • Hoàn thành phiếu học tập số 1.

3. Sản phẩm học tập:

  • Kết quả mã hóa số 3, 6 dưới dạng các ký hiệu 0, 1
  • Phiếu học tập số 1 đã hoàn thành.

4. Tổ chức hoạt động học:

  • Chuyển giao nhiệm vụ:
  • GV chia lớp thành các nhóm học tập.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15 phút)

(Thực hiện online)

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về biểu diễn thông tin trong máy tính.

a. Mục tiêu:

- Giải thích được có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1.- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.

b. Nội dung:

- HS trình bày, báo cáo sản phẩm, phản biện.

c. Sản phẩm học tập:

Số và văn bản đã được mã hóa thành dãy ký hiệu 0, 1.

d. Tổ chức hoạt động học:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần khám phá của phiếu học tập.

- GV mở phần mềm Padlet và yêu cầu học sinh dựa vào phần khám phá để hoàn thiện phiếu giao nhiệm vụ số 1.

- Giáo viên HD HS đưa sản phẩm của mình lên Padlet.

- Tổ chức cho HS sinh trình bày, báo cáo sản phẩm bằng cách gọi ngẫu nhiên và chỉ định một số HS mà GV lựa chọn. (Dự kiến khoảng 3 sản phẩm)

- HS chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp.

- HS được gọi, trình bày sản phẩm của mình bằng hình thức chia sẻ màn hình, ảnh chụp phiếu học tập, ... (GV có thể hỗ trợ chiếu SP của HS trên Padlet)

- Các HS còn lại lắng nghe phần trình bày của bạn, ghi lại những nội dung cần nhận xét đánh giá (đúng/sai, ý kiến bổ sung, ...).

- Giáo viên nhận xét đánh giá:

+ Tổng hợp ý kiến nhận xét đánh giá của HS

+ Nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ.

+ Tổng hợp, đánh giá, nhận xét sản phẩm của học sinh

+ GV trình chiếu đáp án phiếu học tập

+ Chốt kiến thức:

Lưu ý: - Cách mã hóa văn bản, âm thanh tương tự như mã hóa số chỉ khác:

+) Mỗi ký tự có một mã số tương ứng, nên mã hóa ký tự chính là mã hóa cho mã số của ký tự đó. Vậy mã hóa văn bản chính là dãy ghép mã hóa các ký tự tương ứng.

+) Dựa trên cách ghi số như trên có thể biểu thị độ cao âm thanh thành dãy bít.

- Với hình ảnh, việc chuyên thành dãy bit không cần mã hoá các số mà cần dùng một lưới chữ nhật các ô vuông

GV đánh giá: Quan sát quá trình làm việc nhóm, ghi chép nội dung bài học vào phiếu học tập cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10 phút)

(Online)

a. Mục tiêu:

- Biết cách biểu diễn thông trong máy tính.

b. Nội dung:

- HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

c. Sản phẩm học tập:

- Các câu trả lời.

d. Tổ chức hoạt động học:

Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên chiếu bài tập trắc nghiệm lên màn hình thông qua phần mềm Quizizz

Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát , bật tín hiệu trả lời.

Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi, HS khác quan sát đánh giá

Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá. Chốt kiến thức.

Bài tập cuối khóa Module 9 môn Khoa học tự nhiên THCS

NHIỆM VỤ 1

PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY

BÀI 31: THỰC HÀNH QUAN SÁT NGUYÊN SINH VẬT

Môn học: Khoa học tự nhiên; Lớp:6

Thời lượng thực hiện: 1tiết

I. Mục tiêu

1. Năng lực

1.1. Năng lực khoa học tự nhiên

+ Trình bày được các đặc điểm về hình dạng, cấu tạo và khả năng di chuyển của trùng roi, trùng đế giày qua video

+ Vẽ được hình ảnh và ghi chú thích các bộ phận của trùng roi, trùng đế giày qua quan sát hình ảnh

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Quan sát hình ảnh về nguyên sinh vật.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để hoàn thành PHT

2. Phẩmchất

- Chăm chỉ, có trách nhiệm trong việc thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập, bài thu hoạch.

Thiết bị dạy học và học liệu số

1/ Giáo viên

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi

- Học liệu số:

+ Video mô tả đặc điểm của trùng roi, trùng giày đã được tích hợp trên powerpoint

+ Một số hình ảnh về nguyên sinh vật (trùng roi, trùng giày…)

+ File PP hỗ trợ hoạt động khởi động và quan sát và thực hành tìm hiểu kiến thưc mới.

  • Phần mềm:chuyển đổi văn bản thành giọng nói viettel AI, Chỉnh sửa video camtasia, phần mềm microsoft office, phần mềm chỉnh sửa ảnh paint.
  • Học liệu khác: Phiếu học tập.

2/ Học sinh: vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước.

BẢNG CHUỖI HOẠT ĐỘNG

Tên hoạt động

Mục tiêu/ yêu cầu cần đạt

Nội dung

PP, KT dạy học

Phương án ứng dụng CNTT (Hình thức dạy học, phương tiện, phần mềm, học liệu số….

Mở đầu

HS nhắc lại kiến thức nguyên sinh vật, nhận biết một số hình ảnh nguyên sinh vật

HS quan sát hình ảnh và ghi lại tên các loài nguyên sinh vật đã quan sát được.

Trò chơi

Hình ảnh các nguyên sinh vật

Hình thành kiến thức mới/ Khám phá

Trình bày được các đặc điểm về hình dạng, cấu tạo và khả năng di chuyển của trùng roi, trùng đế giày qua video

HS quan sát video, hoàn thành PHT

Dạy học hợp tác/ thảo luận nhóm

Hình thức dạy học: trực tiếp

- Phương tiện: Máy chiếu ( hoặc ti vi) máy tính xách tay.

- Phần mềm: viettel AI, camtasia, phần mềm microsoft office, phần mềm chỉnh sửa ảnh paint

- Học liệu số: video, hình ảnh.

Luyện tập

Vẽ hình trùng roi, trùng giày

HS vẽ hình trùng roi, trùng giày vào vở

Hoạt động cá nhân

NHIỆM VỤ 2

Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Tên hoạt động : Hình thành kiến thức mới/ Khám phá :

Theo dõi video tìm hiểu các đặc điểm của trùng roi và trùng giày

Thời lượng: 20p

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV tổ chức lớp theo nhóm thực hành

+ GV phát phiếu HT.

+ Hướng dẫn hoạt động:

- Tìm hiểu nội dung PHT xác định kiến thức cần tìm hiểu để hoàn thành PHT.

- Theo dõi video trên powerpoint về đặc điểm của trùng roi và trùng giày, tìm kiếm thông tin để hoàn thành PHT.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS theo dõi video và hoàn thiện PHT theo nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS: báo cáo kết quả, HS nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn thiện PHT nhóm.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét hoạt động các nhóm

+ Chốt đáp án đúng (nội dung chính trong PHT)

+ Giải đáp thắc mắc của HS.

NHIỆM VỤ 3

Xây dựng học liệu số phục vụ cho một hoạt động trong KHBD theo phương án đề xuất

Phần mềm:

  • Chuyển đổi văn bản thành giọng nói viettel AI.
  • Chỉnh sửa video camtasia.
  • Phần mềm microsoft office.
  • Phần mềm chỉnh sửa ảnh paint

Bài tập cuối khóa Module 9 môn Giáo Dục Thể Chất THCS

MÔ TẢ CÁCH SỬ DỤNG

HỌC LIỆU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Học liệu số

TT

Học liệu

Định dạng

Yêu cầu kĩ thuật

1

Văn bản

PPT, DOCX

Powerpoint Hoạt động mở đầu. (PPTx). KHBD (Word)

(xây dựng kế hoạch theo cv 5512 và xây dựng kế hoạch kịch bản tiến trình dạy học Powerpoint)

2

Ảnh nhận lớp

jpg

https://i.vdoc.vn/data/image/2019/07/06/giao-an-the-duc-6-tiet-4-1.jpg

- Vào Goolg nhập địa chỉ trên để tải ảnh sau có mở ảnh copy vào Powerpoint phần nhận lớp ( slide 4) và bấm save.

2

Video

MP4

Video khởi động với nhạc( tải từ Yuoutube:

https://youtu.be/O0y4GkwagzQ

Trên Cốccốc nào Yuetube nhập địa chỉ:

https://youtu.be/O0y4GkwagzQ xuất hiện video khởi động bấm tải xuống và lưu về máy tính. Sau đó mở Powerpoint vào insent -> Movie -> Movie From file -> vào ổ chưa video ấn đúp chuột lúc này video sẽ được chuyển lên slide cần chèn -> sau đó ấn Save như vậy video đã được chèn vào trong Powerpoint . Đối với video khởi động này được sử dụng trong slide 3 phần khởi động. Khi trình chiếu chỉ cần bấm đúp chuột vào slidde 3 video sẽ chạy.

2. Bảng mô tả

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ: BÀI THỂ DỤC

Bài 1: Bài thể dục liên hoàn từ nhịp 1 –nhịp 11

Môn học/Hoạt động giáo dục: GDTC /Lớp:6

I. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt)

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Học sinh chủ động nghiên cứu tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học; có ý thức, chủ động tập luyện cá nhân, phát huy năng lực tự học trong tập luyện.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thuật ngữ, biết hợp tác nhóm để thực hiện bài tập; Giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ bài học.

1.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện

- Năng lực vận động cơ bản: Thực hiện được từ nhịp 1 đến nhịp 11 của bài thể dục liên hoàn.

2.Về phẩm chất:

Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất:

- Có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm túc tập luyện;

- Trung thực và trách nhiệm trọng luyện tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

- Giáo viên chuẩn bị: Giáo án điện tử Powerpoint (toàn bài), các video liên quan đến bài học: khởi động với nhạc, Bài thể dục từ nhịp 1- nhịp 11(tải trên Yuotube..) hình ảnh ....

- Học sinh: Máy tính, máy điện thoại smasphone kết nối kết nối intrenet và tải ứng dụng Zoom để tham gia học trực tuyến.

III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Tên hoạt động: Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu :Tiếp nhận nhiệm vụ, làm nóng cơ thể, tạo tâm thế sẵn sàng cho người học ( chuyện trạng thái cơ thể từ “tĩnh” sang “động”)

b) Nội dung: Nhận lớp và thực hiện các động tác khởi động với nhạc

c) Sản phẩm : Tiếp nhận được nhiệm vụ học tập, hoàn thành lượng vận động khởi động.

d) Tổ chứcthực hiện : Gv kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung yêu cầu bài học

trình chiếu video khởi động với nhạc để HS quan sát thực hiện theo. Cụ thể:

Nội dung

Thời lượng

Tổ chức thực hiện

Đồ dùng cần chuẩn bị

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1.Nhận lớp

- Tiếp nhận tinh hình của lớp

-Phổ biến nội dung, mục tiêu bài học

1-2phút

- Chào tất cả các em

do tình hình dịch covid 19 xảy ra trên địa bàn xã ta nên cả trường chuyển sang dạy học trực tuyến. Mặc dù sẽ khó khăn hơn, song hy vong các em vẫn sẽ có một giờ học vui khỏe và bổ ích. Các em điểm danh bằng cách nhắn tin lên thanh chát.

-Nội dung bài học của chúng ta hôm nay bao gôm các nội dung chính sau khởi động chung, học bài thể dục từ nhịp 1-nhịp 11...yêu cầu các em chú ý tiếp thu và thực hiện được nhiệm vụ bài học.

- Hs nghe

- HS điểm danh (nhắn tin lên phần chát)

HS nghe, quan sát

silede

các tiêu đề

ảnh nhận lớp https://i.vdoc.vn/data/image/2019/07/06/giao-an-the-duc-6-tiet-4-1.jpg

2. Khởi động

- Chạy tại chỗ,xoay các khớp: cổ, vai, khuyu tay, hông, gối, cổ tay, cổ chân...

-Ép ép dọc, ép ngang

3 Phút

Mỗi động tác 2x 8 nhịp

- Gv mở video các động tác khởi động với nhạc để hs quan sát thực hiện theo.

(GV : Sau đây xin mời các em đến với phần đầu tiên của tiết học ngày hôm nay đó chính là phần khởi động. Các em cùng quan sát video và thực hiện theo nhé.Thầy và các em cùng thực hiện)

- Hs lắng nghe quan sát và thực hiện theo video

(Hs cả lớp thực hiện theo video)

Video khởi động với nhạc

(tải từ Yuoutube:

https://youtu.be/O0y4GkwagzQ

Tiêu chí đánh giá sản phẩm

Học liệu số phục vụ cho một hoạt động trong kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT trong môn GDTC ở cấp THCS đã có

Tiêu chí

Mức điểm

Học liệu số cần thiết, hợp lí để HS đạt được mục tiêu của hoạt động.

20

Học liệu số phù hợp với nội dung của hoạt động.

20

Học liệu số khả thi với phương pháp, kĩ thuật dạy học trong hoạt động.

20

Học liệu số được xây dựng bằng phần mềm phù hợp.

20

Học liệu số được thiết kế rõ ràng, đảm bảo yêu cầu thính thị và tính sư phạm để hỗ trợ GV và HS thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học.

20

Bài tập cuối khóa Module 9 THCS môn Công nghệ

BÀI TẬP CUỐI KHOÁ MÔ ĐUN 9

GV:……………

Đơn Vị Công tác: Trường ………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHƯƠNG III. TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG

TIẾT 17. BÀI 8. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

PHẨM CHẤT,

NĂNG LỰC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

STT của YCCĐ

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Nhận thức công nghệ

- Nhận biết được cách lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

1

Sử dụng công nghệ

- Lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

2

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến sử dụng và bảo quản trang phục, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.

3

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Giải quyết được các tình huống đặt ra.

4

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Phẩm chất chăm chỉ

Có ý thức chăm chỉ trong học tập

5

Phẩm chất trách nhiệm

Tích cực tham gia các hoạt động tập

6

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Hoạt động

Giáo viên

Học sinh

Hoạt động 1. Khởi động

- Các tài liệu cần thiết: Sách giáo khoa, sách tham khảo.

- Giấy A3, bút dạ, nam châm.

- Máy tính, ti vi

- Hình ảnh về một số trang phục: https://www.youtube.com/watch?v=Mlgyi4m3-zY

- Tập ghi chép

- Sưu tầm tranh ảnh về trang phục.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục

- Các tài liệu cần thiết: Sách giáo khoa, sách tham khảo.

- Bút lông, giấy A3, kéo, băng dính 2 mặt (mỗi nhóm 1 bộ)

- Power point, máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Bảng 8.1: Đặc điểm trang phục và hiệu ứng thẩm mĩ.

- Tập ghi chép

- Tranh ảnh về trang phục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

- Hình thức DH
- Thời gian

Mục tiêu

dạy học

(Mã hoá của YCCĐ hoặc STT)

Nội dung

hoạt động

(của HS)

PPDH, KTDH

Phương án
đánh giá

Phương án ứng dụng

CNTT

- Dạng học liệu số

- Phần mềm tổ chức dạy học

- Thiết bị công nghệ

Phương pháp

Công cụ

Hoạt động 1: Khởi động

trực tiếp (10 phút)

(1)

(3)

(4)

Nhận biết về trang phục

Trực quan,

Đánh giá qua hồ sơ học tập

Phiếu

học tập

- Máy tính, ti vi

- Hình ảnh về một số trang phục:

https://www.youtube.com/watch?v=Mlgyi4m3-zY

Hoạt động 2:

Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục

trực tiếp (15 phút)

(2)

(3)

(4)

Lựa chọn trang phục

Dạy học theo nhóm, kỹ thuật khăn trải bàn

- Đánh giá qua hồ sơ học tập

- HS các nhóm đánh giá chéo

Phiếu

học tập

- Power point, máy tính, máy chiếu, ti vi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động khởi động ( 4 phút )

1.1. Mục tiêu: ( 1,3,4)

1.2. Nội dung : Các trang phục thông dụng

1.3 Sản phẩm: Các nhóm cập đôi hoàn thành phiếu học tập qua thảo luận trình bày kết quả của nhóm mình về các loại trang phục qua xem video trên đường link https://www.youtube.com/watch?v=Mlgyi4m3-zY

1.4 Tổ chức các hoạt động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra hình ảnh về một số trang phục như sau

Làm thế nào để có những bộ trang phục đẹp, bền? Mỗi người có thể lựa chọn, sử dụng và bảo quan trang phục của mình như thế nào cho đúng?

GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian 2 phút và trả lời câu hỏi trên

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Hoàn thành nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và trả lời câu hỏi trên.

GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV dẫn dắt vào bài mới: Để những bộ trang phục luôn bền và đẹp thì phải sử dụng và bảo quản trang phục cho đúng. Vậy làm thế nào để sử dụng và bảo quản cho đúng thì chúng ta vào bài hôm nay.

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nội dung 1. Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục(18’)

a. Mục tiêu: Lựa chọn được trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể

Nội dung: Lựa chọn trang phục

b. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A3. Hoàn thành nhiệm vụ.

c. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Nhiệm vụ 1.Tìm hiểu ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn đến vóc dáng người mặc

Chuyển giao nhiệm vụ

GV chiếu hình ảnh và clip đường link youtube, yêu cầu HS quan sát

Giáo viên phát cho mỗi HS 01 tờ giấy A3. GV yêu cầu HS ghi tên của mình lên góc trên cùng bên trái của tờ giấy. Nhiệm vụ của mỗi HS là trong thời gian 2 phút hoàn thành yêu cầu sau

1. Nhận xét về vóc dáng của người mặc khi sử dụng trang phục có cùng kiêu may nhưng khác màu sắc và hoa văn.

HS nhận nhiệm vụ.

I. Lựa chọn trang phục

- Màu sắc, hoa văn của trang phục ảnh hưởng đến vóc dáng của người mặc, làm người mặc có thể béo ra, thấp đi hoặc gầy đi, cao lên.

Thực hiện nhiệm vụ

HS xem hình ảnh chiếu, Clip trên youtube

HS nhận phiếu trả lời, ghi tên lên phiếu. Ghi ý kiến lên phiếu trong thời gian 2 phút.

GV yêu cầu HS đối phiếu cho nhau.

HS đổi phiếu cho nhau.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.

HS nhận xét bài làm của bạn

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu ảnh hưởng kiểu may đến vóc dáng người mặc

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra hình ảnh về một số trang phục như sau

? Nhận xét về vóc dáng của người mặc khi sử dụng trang phục có cùng màu sắc nhưng khác kiểu may.

GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian 2 phút và trả lời câu hỏi trên

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

- Kiểu may của trang phục ảnh hưởng đến vóc dáng của người mặc, làm người mặc có thể béo ra, thấp đi hoặc gầy đi, cao lên

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và trả lời câu hỏi trên.

GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ.

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu lựa chọn trang phục dựa trên hiệu ứng thẩm mỹ

Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành các nhóm (8HS/1 nhóm)

GV phát cho mỗi nhóm các phiếu mầu có ghi các cụm từ về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc. GV yêu cầu các nhóm sắp xếp đúng các ảnh hưởng của chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc. Thời gian thảo luận 2 phút.

- Lựa chọn trang phục có chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết làm cho người mặc có cảm giác gầy đi hoặc cao lên; hoặc người mặc có cảm giác béo ra thấp xuống

Thực hiện nhiệm vụ

HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và ảnh hưởng của chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc.

GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh khi gặp khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

GV treo bảng câm như sau lên bảng

Đặc điểm

Tạo cảm giác gầy đi cao lên

Tạo cảm giác béo ra thấp xuống

Chất liệu

Kiểu dáng

Màu sắc

Đường nét, họa tiết

GV yêu cầu các nhóm lên dán ý kiến của mình lên bảng tương ứng với từng chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, hoa văn ảnh hưởng tới vóc dáng người mặc. Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét phần trình bày HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.

Nội dung 2. Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi(10’)

a. Mục tiêu: Lựa chọn được trang phục phù hợp với lứa tuổi

Nội dung: Lựa chọn trang phục

b. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4. Hoàn thành nhiệm vụ.

c. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra hình ảnh về một số trang phục như sau

? Nhận xét về kiểu dáng và màu sắc của mỗi lứa tuổi: Người lớn tuổi, trẻ em; thanh thiếu niên

GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian 2 phút và trả lời câu hỏi trên

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

- Lựa chọn trang phục dựa trên lứa tuổi.

- Lựa chọn trang phục còn phù hợp điều kiện làm việc; sở thích về màu sắc, kiểu dáng trang phục.

- Lựa chọn trang phục phù hợp điều kiện tài chính của gia đình.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và trả lời câu hỏi trên.

GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ.

Hoạt động 3: Luyện tập(8’)

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về sử dụng và bảo quản trang phục

Nội dung: Sử dụng và bảo quản trang phục

b. Sản phẩm: Hoàn thành được bài tập.

c. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS làm bài tập sau:

Bài tập 1. Quan sát hình a, b, c, d dưới đây và cho biết ảnh hưởng của trang phục đến vóc dáng người mặc.

HS nhận nhiệm vụ.

Hoàn thành được bài tập.

Thực hiện nhiệm vụ

HS tự suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Báo cáo, thảo luận

1-2 HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV khen bạn có kết quả tốt nhất.

HS nghe và ghi nhớ.

Hoạt động 4: Vận dụng(5’)

a. Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.

Nội dung: Sử dụng và bảo quản trang phục

b. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Bản ghi trên giấy A4.

c. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau:

1. Trang phục em mặc hằng ngày đã được phối hợp và sử dụng đúng cách chưa? Em sẽ thay đổi như thế nào trong lựa chọn và sử dụng trang phục của mình.

Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV.

Bản ghi trên giấy A4.

Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà

Báo cáo, thảo luận

HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV khen bạn có kết quả tốt nhất.

HS nghe và ghi nhớ.

Bên cạnh Bài tập cuối khóa Module 9 THCS tất cả các môn như trên, VnDoc có đủ Đáp án trắc nghiệm Module 9 tất cả các môn Đáp án Module 9 THCS tất cả các môn.

Đáp án Module 9 Tiểu Học

Đánh giá bài viết
3 29.236
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm