Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức (Học kì 2)
Bài tập cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức Có đáp án (Học kì 2)
Bài tập cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức Có đáp án bao gồm các dạng bài tập cơ bản soạn đủ 17 tuần dùng cho Học kì 2, giúp các thầy cô ra bài tập cuối tuần cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức sau mỗi tuần học.
Xem thêm:
- Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 5 Kết nối tri thức (Cả năm)
- Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức (Cả năm)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 19
I. LUYỆN ĐỌC:
Em hãy đọc và trả lời câu hỏi dưới đây:
Điều kỳ diệu dưới những gốc anh đào
Mùa xuân này. Uyên được cùng các bạn của mẹ chồng hàng cây anh đào bên bờ một con suối trên quê hương Tây Nguyên. Em nhận việc bê cây giống đặt vào những cái hố đã đào để các cô chú vun gốc.
Gần trưa, một bạn nhỏ đến gần, ấy bắt chuyện với Uyên:
- Mình có thể trồng thêm hoa dưới những gốc cây non này được không?
Bạn nhỏ xòe ra nắm hạt giống nhỏ li ti:
- Đây là hạt hoa sao! - Cô bạn giải thích - Chúng rất dễ trồng. Chỉ cần xới đất, bỏ hạt xuống và lấp lại, cây sẽ tự mọc mầm phẩi nảy nhánh. Mùa xuân năm sau, nếu bạn trở lại, hẳn sẽ rất bất ngờ. Kìa, nó kìa!
Uyên nhìn theo hướng tay cô bạn chỉ. Một vài khóm hoa sao màu tím hồng nhỏ li ti xôn xao trong nắng.
Uyên đã thấm mệt nhưng sự hào hứng của bạn khiến em phấn chấn hơn. Hai đứa tỉ mẩn gieo những nhúm hạt xuống từng gốc cây. Xong việc, cô bạn vẫy đôi bàn tay gầy gò, tay cười tươi như nắng tỏa chào Uyên.
Mùa xuân năm sau, Uyên cùng mẹ và các cô chú trở lại Tây Nguyên. Cả đoàn hẹn nhau ra bờ suối thăm hàng cây trồng năm ngoái.
Những cây anh đào đã cao ngang người lớn, nhưng chưa đơm hoa. Cả đoàn ngỡ ngàng khi thấy dưới những vòm lá anh đào xanh mướt, từng vạt hoa tim tím bung nở như những thảm sao. Mọi người không ngớt lời khen ngợi vẻ đẹp quyến rũ của loài hoa như đến từ giấc mơ nào đó. Chị Uyên biết chính xác là loài hoa ấy đến từ đâu. Uyên thầm cảm ơn cô bạn nhỏ em mới gặp một lần. Ý tưởng của bạn đã đem đến cho Uyên và mọi người một điều bất ngờ trong những ngày xuân mới.
Theo võ Thu Hương
Câu 1: Mùa xuân, Uyên được cùng các bạn của mẹ chồng hàng cây gì bên bờ một con suối?
a. Cây anh đào
b. Cây mơ
c. Cây mận
d. Cây sung
Câu 2: Vì sao bạn nhỏ thuyết phục khuyên trồng thêm hoa dưới những gốc cây non?
a. Vì chúng hợp với đất đó
b. Vì chúng đẹp
c. Vì để cho cỏ không mọc
d. Vì chúng rất dễ trồng
Câu 3: Em hãy nêu nội dung bài học:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Câu 4: Em học được những điều gì từ câu chuyện trên?
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và sắp xếp các câu vào nhóm thích hợp:
Mùa đông đến. Gió bấc hun hút phẩi trời rét căm căm. Rặng xoan trút xuống những chiếc lá cuối cùng, những chùm quả ngả sang màu vàng sậm và khô tóp lại. Lúa đang kỳ chín rộ nên thôn xóm nhộn nhịp hẳn lên. Lũ trẻ non theo bố mẹ ra đồng, chúng ríu rít giành thóc rơi với đàn chim ri đá. Đàn chim gáy cũng bay về. Chúng tha thẩn nhặt thóc.
Theo Hà Lương
Câu đơn | Câu ghép |
Câu 2: Đặt 1- 2 câu ghép. Xác định chủ ngữ, và vị ngữ của mỗi câu vừa đặt.
............................................................................................................................
............................................................................................................................
III. VIẾT:
Quan sát một người thân trong gia đình em, ghi lại những điều em quan sát được:
- Về đặc điểm nổi bật về ngoại hình.
- Những việc làm quen thuộc của người thân vậy thể hiện tính cách hoặc sự gắn bó với em.
- Lựa chọn từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh để ghi lại những điều quan sát được
ĐÁP ÁN
1. Luyện đọc:
Câu 1: Mùa xuân, Uyên được cùng các bạn của mẹ chồng hàng cây gì bên bờ một con suối?
a. Cây anh đào
Câu 2: Vì sao bạn nhỏ thuyết phục khuyên trồng thêm hoa dưới những gốc cây non?
d. Vì chúng rất dễ trồng
Câu 3: Em hãy nêu nội dung bài học:
Câu chuyện kể về món quà bất ngờ mà uyên và người bạn mới quen đã dành tặng cho mọi người vào ngày xuân. Từ đó góp phần lan tỏa tình yêu thiên nhiên đến cộng đồng, kêu gọi mọi người có ý thức chung tay bảo vệ thiên nhiên.
Câu 4: Em học được những điều gì từ câu chuyện trên?
Em học được cách ứng xử giữa Uyên và người bạn mới quen; cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, cách góp phần lan tỏa tình yêu thiên nhiên, làm đẹp môi trường đến cộng đồng.
2. Luyện từ và câu:
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và sắp xếp các câu vào nhóm thích hợp:
Đàn chim gáy cũng bay về. Chúng tha thẩn nhặt thóc.
Câu đơn | Câu ghép |
Mùa đông đến. Đàn chim gáy cũng bay về. Chúng tha thẩn nhặt thóc. | Gió bấc hun hút, trời rét căm căm. Rặng xoan trút xuống những chiếc lá cuối cùng, những chùm quả ngả sang màu vàng sậm và khô tóp lại. Lúa đang kỳ chín rộ nên thôn xóm nhộn nhịp hẳn lên. Lũ sẻ non theo bố mẹ ra đồng, chúng ríu rít giành thóc rơi với đàn chim ri đá. |
Câu 2: HS đặt cá nhân
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 20
I. LUYỆN ĐỌC:
Em hãy đọc và trả lời câu hỏi dưới đây:
Rừng xuân
Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những mầm cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngõa non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già, của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao, …
Giữa những đám lá sồi xanh, có những đốm lá già còn rớt lại đỏ như viên hồng ngọc. Lác đác trên nhiều cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tím, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm hoa lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng đi sửa chữa cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa.
Trong bầu ánh sáng huyền ảo ấy, hôm nay diễn ra buổi hội của một số loài chim.
Theo ngô quân miện
Câu 1: khu rừng mùa xuân như một ngày hội màu xanh của những loại cây nào?
a. Cây đa, cây cây quéo, cây vải
b. Cây mơ, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao, …
c. Cây táo, cây sưa, cây ngõa, cây quéo
d. Cây sưa, cây ngõa, cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao, …
Câu 2: Ngoài màu xanh, rưgnf xuân còn được miêu tả với những sắc màu nào?
a. nâu hồng, đỏ, tím, vàng
b. trắng, đỏ, tím, vàng
c. nâu hồng, nâu vàng, trắng, đỏ, tím, vàng
d. nâu hồng, tím, vàng
Câu 3: Lá ngõa được so sánh với sự vật nào?
a. cái vung
b. cái quạt
c. cái mẹt
d. cái mo
Câu 4: Em hãy nêu nội dung bài học:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Câu 1: Tìm các từ phù hợp điền vào chỗ. Để nối các vế câu ghép có trong đoạn văn sau:
Cò và vạc là hai anh em ………… tính nết rất khác nhau. Cò thì ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập …………………… vạc thì lười biếng, mải chơi. Có khuyên mãi ……………. vạc chẳng nghe.
Theo truyện dân gian Việt Nam
Câu 2: Viết 3-4 câu về một loài vật mà em thích, trong đó có ít nhất một câu ghép. Chỉ ra cách nối các vế câu đã sử dụng.
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
III. VIẾT:
Lập dàn ý cho bài văn tả người thân trong gia đình em.
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
ĐÁP ÁN
1. Luyện đọc:
Câu 1: khu rừng mùa xuân như một ngày hội màu xanh của những loại cây nào?
d. Cây sưa, cây ngõa, cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao, …
Câu 2: Ngoài màu xanh, rưgnf xuân còn được miêu tả với những sắc màu nào?
c. nâu hồng, nâu vàng, trắng, đỏ, tím, vàng
Câu 3: Lá ngõa được so sánh với sự vật nào?
b. cái quạt
Câu 4: Em hãy nêu nội dung bài học:
Ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên phải đất trời khi vào xuân với nhiều sắc màu tuyệt đẹp
2. Luyện từ và câu:
Câu 1: Tìm các từ phù hợp điền vào chỗ. Để nối các vế câu ghép có trong đoạn văn sau:
Cò và vạc là 2 anh em nhưng tính nết rất khác nhau. Cò thì ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập còn vạc thì lười biếng, mải chơi. Cò khuyên mãi mà vạc chẳng nghe.
Theo truyện dân gian Việt Nam
Câu 2:
Em rất thích mèo vì chúng là loài vật dễ thương và thông minh. Mèo có thể mang lại niềm vui và sự thoải mái cho mọi người xung quanh. Mỗi khi em buồn, chỉ cần nhìn thấy chú mèo của mình đùa nghịch, em lại cảm thấy hạnh phúc hơn. Mèo cũng rất tự lập. Chúng biết tự chăm sóc bản thân mà không cần quá nhiều sự giúp đỡ từ con người.
Cách nối các vế câu đã sử dụng: Sử dụng dấu phẩy (",") và từ "vì" để kết hợp hai ý thành một câu ghép.
III. Viết:
a) Mở bài: Giới thiệu về người thân trong gia đình mà em muốn miêu tả:
- Người ấy là ai? Có mối quan hệ như thế nào với em?
- Tình cảm, suy nghĩ của em về người ấy?
Mẫu: Trong gia đình em, người mà em thân thiết nhất, thường tâm sự và chia sẻ mọi điều chính là anh Hai. Em luôn dành tình cảm yêu quý và kính trọng, ngưỡng mộ vô cùng danh cho anh ấy.
b) Thân bài:
- Miêu tả khái quát về người mà em muốn miêu tả:
- Người ấy tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Hiện đang làm công việc gì? Tại đâu?
- Người ấy có chiều cao, cân nặng như thế nào? Tổng quát về thân hình ra sao? Có cân đối không hay hơi gầy hoặc hơi mập?
- Nước da của người ấy có màu sắc như thế nào? Lý do gì mà người ấy có nước da như vậy?
- Miêu tả ngoại hình của người đó:
- Miêu tả các bộ phận nổi bật trên khuôn mặt (không cần phải tả toàn bộ): hình dáng khuôn mặt, đôi mắt, cái mũi, nụ cười…
- Miêu tả kiểu tóc: màu sắc, độ dài, tạo kiểu, chất tóc, cách buộc… (có thể bổ sung thêm lý do vì sao lại cắt ngắt hoặc buộc gọn như thế)
- Miêu tả bàn tay: đặc điểm da tay, ngón tay, móng tay… (có thể bổ sung thêm lý do vì sao da tay lại có đặc điểm thô ráp, sần sùi…)
- Miêu tả trang phục: trang phục hằng ngày, khi đi làm, vào các dịp đặc biệt… (có đánh giá tổng quát)
- Miêu tả tính cách của người đó:
- Người đó có tính cách như thế nào? (theo cảm nhận của em, cảm nhận của những người xung quanh)
- Dựa vào đâu mà em và mọi người đánh giá như vậy? (qua cách ứng xử với bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm…)
- Miêu tả hoạt động của người đó:
- Khi đi làm và khi ở nhà người đó phải làm những việc gì? Có vất vả không? Có bận rộn không? Có lấn chiếm nhiều đến thời gian nghỉ ngơi không?
- Người đó thường làm gì cùng em? Quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với em những gì, như thế nào?
- Người đó thích làm gì lúc rảnh rỗi, để thư giãn, giải trí?
c) Kết bài:
- Tình cảm, cảm xúc của em dành cho người đó
- Những mong muốn, gửi gắm của em đến với người đó
>> Xem thêm 11 dàn ý còn lại tại Lập dàn ý Tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,…)
Trên đây là một phần tài liệu.
Mời các bạn nhấn nút Tải về (bên dưới) để lấy trọn bộ 17 tuần học kì 2!