Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 4 môn Tiếng Việt - Số 1

Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 4 môn Tiếng Việt

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 4 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 4.

Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 4 môn Tiếng Việt - Số 1 được soạn gồm phần đề thi đủ 4 nội dung: đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn và đáp án chi tiết, bám sát chương trình học của môn Tiếng Việt lớp 4. Nhằm giúp các em ôn luyện ở nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 4 môn Tiếng Việt - Số 1

Phần 1. Đọc hiểu

Đền Hùng

Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng (Phú Thọ), còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương hay còn có nhiều tên gọi khác nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn… Núi có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo… Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết, đây là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.

Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ…và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế…

(theo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng)

Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Đền Hùng nằm ở tỉnh thành nào?

A. Phú Thọ

B. Hải Dương

C. Thái Nguyên

2. Đền Hùng được xây dựng trên ngọn núi nào?

A. Núi Thọ

B. Núi Cả

C. Núi Hùng

3. Núi Hùng có độ cao là bao nhiêu (so với mặt nước biển)?

A. 157 m

B. 175m

C. 75m

4. “Tam sơn cấm địa” gồm các ngọn núi nào?

A. Núi Vằn, núi Trọc, núi Pheo

B. Núi Vặn, núi Trọc, núi Phèo

C. Núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo

5. Ngọn núi nào được nhắc đến trong bài văn cao 145m?

A. Núi Vặn

B. Núi Trọc

C. Núi Pheo

6. Hiện nay, núi Hùng còn tồn tại bao nhiêu họ thảo mộc?

A. 150 họ

B. 145 họ

C. 35 họ

Câu 2. Em hãy điền dấu ✓ vào ô trống thích hợp (theo mẫu):

Câu

Đúng

Sai

M: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc tỉnh Hải Phòng.

a. Núi Thiếu Cả là tên gọi khác của núi Hùng.

b. Núi Hùng cao 175m so với mặt nước biển.

c. Ba ngọn núi núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo được người dân gọi là Tam sơn cấm địa.

d. Hiện nay, ở núi Hùng vẫn còn một số cây đại thụ như chò, thông, lụ…

e. Một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế… hiện nay đã tuyệt chúng, không còn ở núi Hùng nữa.

Phần 2. Viết

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ…và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế…

2. Bài tập

a. Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi

đan __ổ

hộp __iêm

chai __ầu ăn

cơn __ó

dấu __iếm

thịt __ang

__ừng cây

__ám thị

buồn __ầu

__áo sư

hình __án

__ước kiệu

b. Đặt trên những chữ in nghiêng dấu hỏi hay dấu ngã

Hôm qua, lúc đang tập xe trên sân thì bé Hà bị nga. Đầu gối em bị trầy nên đau lắm. Em chực khóc òa lên. Nhưng nhớ đến lời mẹ dặn, rằng em đa lớn rồi, không nên khóc nhè. Vì khóc nhè thì xấu lắm. Thế là, em tự đứng dậy, đi rưa tay chân sạch sẽ rồi ra tập xe tiếp.

c. Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn thiện đoạn văn sau:

Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một (chút/trút) _____. Những nụ mai không phải (màu/mầu) _____ hồng mà xanh ngời ngọc bích. Khi (sắp/xắp) _____ nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh mai xòe ra mịn (màn/màng) _____ như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt, mượt mà. Hoa mai trổ từng (chùm/trùm) _____ thưa thớt, không đậm đặc như hoa đào. Vì thế, khi cánh mai (rung/dung) _____ rinh cười với gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng dập dờn bay lượn.

Câu 2. Luyện từ và câu

Cho đoạn thơ sau:

Cận Tết, chợ hoa Phú Diễn đông vui và tấp nập. Các nàng hoa thi nhau khoe sắc thắm. Nàng Mai dịu dàng, mong manh. Nàng hồng kiều diễm, quyến rũ. Nàng đào nồng thắm, tươi tắn. Nàng lan kiêu sa, bí ẩn. Mỗi hoa một vẻ mười phân vẹn mười.

(VnDoc)

a. Em hãy tìm các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn trên?

.........…………………………………………………………………………………………………………

.........…………………………………………………………………………………………………………

.........…………………………………………………………………………………………………………

b. Xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được.

.........…………………………………………………………………………………………………………

.........…………………………………………………………………………………………………………

.........…………………………………………………………………………………………………………

c. Xác định vị ngữ của các câu vừa tìm được.

.........…………………………………………………………………………………………………………

.........…………………………………………………………………………………………………………

.........…………………………………………………………………………………………………………

d. Vị ngữ trong các câu em vừa tìm được biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ gì tạo thành?

.........…………………………………………………………………………………………………………

.........…………………………………………………………………………………………………………

.........…………………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Tập làm văn

Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu, miêu tả không khí những ngày cuối năm của gia đình em. Trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu theo kiểu câu Ai thế nào.

.........…………………………………………………………………………………………………………

.........…………………………………………………………………………………………………………

.........…………………………………………………………………………………………………………

.........…………………………………………………………………………………………………………

.........…………………………………………………………………………………………………………

.........…………………………………………………………………………………………………………


Hướng dẫn trả lời:

Phần 1. Đọc hiểu

Câu 1.

1. A

2. C

3. B

4. C

5. B

6. C

Câu 2.

Câu

Đúng

Sai

M: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc tỉnh Hải Phòng.

a. Núi Thiếu Cả là tên gọi khác của núi Hùng.

b. Núi Hùng cao 175m so với mặt nước biển.

c. Ba ngọn núi núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo được người dân gọi là Tam sơn cấm địa.

d. Hiện nay, ở núi Hùng vẫn còn một số cây đại thụ như chò, thông, lụ…

e. Một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế… hiện nay đã tuyệt chúng, không còn ở núi Hùng nữa.

Phần 2. Viết

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

- Yêu cầu:

  • HS viết đủ, đúng, chính xác các tiếng trong đoạn văn
  • Tốc độ viết nhanh, kịp theo lời đọc
  • Chữ viết đẹp, đều, đúng nét, đúng ô li
  • Trình bày sạch sẽ, gọn gàng

2. Bài tập

a.

đan r

hộp diêm

chai dầu ăn

cơn gió

dấu diếm

thịt rang

rừng cây

giám thị

buồn rầu

giáo sư

hình dán

rước kiệu

b.

Hôm qua, lúc đang tập xe trên sân thì bé Hà bị ngã. Đầu gối em bị trầy nên đau lắm. Em chực khóc òa lên. Nhưng nhớ đến lời mẹ dặn, rằng em đã lớn rồi, không nên khóc nhè. Vì khóc nhè thì xấu lắm. Thế là, em tự đứng dậy, đi rửa tay chân sạch sẽ rồi ra tập xe tiếp.

c.

Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một (chút/trút) chút. Những nụ mai không phải (màu/mầu) màu hồng mà xanh ngời ngọc bích. Khi (sắp/xắp) sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh mai xòe ra mịn (màn/màng) màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt, mượt mà. Hoa mai trổ từng (chùm/trùm) chùm thưa thớt, không đậm đặc như hoa đào. Vì thế, khi cánh mai (rung/dung) rung rinh cười với gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng dập dờn bay lượn.

Câu 2. Luyện từ và câu

a.

  • Cận Tết, chợ hoa Phú Diễn đông vui và tấp nập.
  • Nàng Mai dịu dàng, mong manh.
  • Nàng hồng kiều diễm, quyến rũ.
  • Nàng đào nồng thắm, tươi tắn.
  • Nàng lan kiêu sa, bí ẩn.

b.

  • Chợ hoa Phú Diễn
  • Nàng Mai
  • Nàng hồng
  • Nàng đào
  • Nàng lan

c.

  • đông vui và tấp nập
  • dịu dàng, mong manh
  • kiều diễm, quyến rũ,
  • nồng thắm, tươi tắn
  • kiêu sa, bí ẩn.

d.

  • Vị ngữ trong các câu em vừa tìm được biểu thị đặc điểm của chợ hoa và các loài hoa.
  • Chúng do những tính từ chỉ đặc điểm tạo thành.

Câu 3. Tập làm văn

Bài tham khảo:

Những ngày cuối năm, thời tiết trở nên ấm áp hơn. Bầu trời trong và xanh hơn. Những cơm mưa buốt giá, ẩm ương rủ nhau kéo đi trốn, nhường chỗ cho nàng mưa xuân dè dặt. Trong thời tiết ấy, mọi người ai cũng bận rộn hơn. Bận hoàn thành công việc cho kịp nghỉ Tết. Bận rộn dọn dẹp, sửa soạn nhà cửa chào xuân mới. Bận mua sắm, chuẩn bị đồ đạc cho cái Tết đã đến bên hiên nhà. Tuy vậy, trên khuôn mặt ai cũng là nụ cười tươi đầy phấn khởi, mong chờ. Thực là sung sướng.

--------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài tài liệu Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 4 môn Tiếng Việt - Số 1 trên, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm nhiều đề thi giữa kì 1 lớp 4, đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi giữa kì 2 lớp 4đề thi học kì 2 lớp 4 tất cả các môn. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 4

    Xem thêm