Trắc nghiệm GDCD 11: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Trắc nghiệm GDCD 11 bài Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Nhằm giúp các bạn học sinh học tập tốt môn GDCD lớp 11, đặc biệt là bài quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp nên tài liệu: Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 11: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Mời các bạn tham khảo.
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 11: Công dân với sự phát triển kinh tế
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 11: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 11: Chủ nghĩa xã hội
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
Câu 1: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?
a. Quy luật cung cầu. b. Quy luật cạnh tranh.
c. Quy luật giá trị d. Quy luật kinh tế
Câu 2: Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?
a. 3 giờ. b. 4 giờ. c. 5 giờ. d. 6 giờ.
Câu 3: Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị?
a. Điều tiết sản xuất. b. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
c. Tự phát từ quy luật giá trị. d. Điều tiết trong lưu thông.
Câu 4: Việc là chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị?
a. Điều tiết sản xuất. b. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
c. Tự phát từ quy luật giá trị. d. Điều tiết trong lưu thông.
Câu 5: Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực hạn chế tác động phân hóa giàu nghèo của quy luật giá trị?
a. Đổi mới nền kinh tế.
b. Thống nhất và mở cửa thị trường.
c. Ban hành và sử dụng pháp luật, chính sách kinh tế, xã hội.
d. Cả a, b, c đúng.
Câu 6: Công dân cần vận dụng quy luật giá trị như thế nào?
a. Giảm chi phí sản xuất. b. Nâng cao chất lượng hàng hóa.
c. Điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. d. Cả a, b, c đúng.
Câu 7: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?
a. Luôn ăn khớp với giá trị b. Luôn cao hơn giá trị
c. Luôn thấp hơn giá trị d. Luôn xoay quanh giá trị
Câu 8: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thông phải căn cứ vào đâu?
a. Thời gian lao động xã hội cần thiết b. Thời gian lao động cá biệt
c. Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa d. Thời gian cần thiết
Câu 9: Quy luật giá trị quy định trong sản xuất từng sản phẩm biểu hiện như thế nào?
a. Giá cả = giá trị
b. Thời gian lao động cá biệt > thời gian lao động xã hội cần thiết
c. Giá cả < giá trị
d. Thời gian lao động cá biệt phù hợp thời gian lao động xã hội cần thiết
Câu 10: Quy luật giá trị quy định trong lưu thông tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào?
a. Tổng giá cả = tổng giá trị b. Tổng giá cả > tổng giá trị
c. Tổng giá cả < tổng giá trị d. Tổng giá cả ≥ Tổng giá trị
Câu 11: Vì sao giá cả từng hàng hóa và giá trị từng hàng hóa trên thị trường không ăn khớp với nhau?
a. Vì chịu tác động của quy luật giá trị
b. Vì chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh ...
c. Vì chịu sự chi phối của người sản xuất
d. Vì thời gian sản xuất của từng người trên thị trường không giống nhau
Câu 12: Quy luật giá trị tác động như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
b. Kích thích LLSX phát triển và năng suất lao động tăng lên
c. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
d. Cả a, b, c đúng
Câu 13: Quy luật giá trị có bao nhiêu tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa?
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5
Câu 14: Tăng năng suất lao động sẽ làm cho
a. Giá trị một đơn vị hàng hóa tăng
b. Giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi
c. Giá trị một đơn vị hàng hóa giảm
d. Giá trị một đơn vị sản phẩm giảm
Câu 15: Tăng cường lao động không làm thay đổi:
a. Giá cả của một đơn vị hàng hóa
b. Lượng giá trị của các hàng hóa
c. Giá trị trao đổi của một đơn vị hàng hóa
d. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
Câu 16: Quy luật giá trị vận động thông qua
a. Giá trị thị trường
b. Giá cả thị trường
c. Giá trị trao đổi
d. Trao đổi
Câu 17: Ngoài giá trị, giá cả quy luật thị trường còn phụ thuộc vào
a. Cạnh tranh
b. Cạnh tranh, sức mưa của đồng tiền
c. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền
d. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền, giá trị
Câu 18: Giữa cung và cầu tồn tại mối quan hệ
a. Giá trị cân bằng (giá trị thị trường)
b. Giá trị cân bằng (giá cả thị trường)
c. Giá cả hàng hóa
d. Cả a và c
Câu 19: Công thức lưu thông hàng hóa khi tiền làm môi giới trong trao đổi là:
a. T - H - T
b. T - H - T'
c. H - T - H
d. Cả a và b
Câu 20: Tiền tệ ra đời do
a. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa
b. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa
c. Quá trình phát triển lâu dài của lưu thông hàng hóa
d. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và phân phối hàng hóa