Giải bài tập SGK GDCD 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Giải bài tập SGK GDCD 11 trang 42
Giải bài tập SGK GDCD 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
- Giải bài tập SGK GDCD 11 bài 2: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường
- Giải bài tập SGK GDCD 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Giải bài tập SGK GDCD 11 bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK GDCD 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 6 câu hỏi trắc nghiệm về môn Giáo dục công dân lớp 11 bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
Câu 1 trang 42 sgk GDCD 11
Cạnh tranh là gì? Phân tích tính tất yếu khách quan và mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
Hướng dẫn giải:
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
Tính tất yếu khách quan của cạnh tranh:
Trong nền sản xuất hàng hóa, các chủ sở hữu khác nhau tồn tại với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, do đó họ không thể không cạnh tranh với nhau.
Mặt khác, do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau về trình độ trang bị kĩ thuật và công nghệ, trình độ nghề nghiệp, vốn, trình độ quản lí, điều kiện nguyên, nhiên vật liệu, môi trường sản xuất, kinh doanh, nên chất lượng hàng hóa, chi phí sản xuất khác nhau, làm cho kết quả sản xuất, kinh doanh giữa họ không giống nhau: có người thu lợi nhuận nhiều, có người thu lợi nhuận ít, có người thua thiệt, mất vốn, phá sản,… Để giành lấy những điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tất yếu giữa họ có sự cạnh tranh với nhau.
Mục đích của cạnh tranh:
Dành được nhiều lợi nhuận hơn người khác. Điều đó được thể hiện cụ trên các phương diện:
- Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác
- Giành ưu thế về khoa học và công nghệ
- Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các mặt đơn hàng
- Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán, khuyến mãi…
Câu 2 trang 42 sgk GDCD 11
Cạnh tranh có những loại nào? Lấy ví dụ để minh họa?
Hướng dẫn giải:
Cạnh tranh gồm có nhiều loại khác nhau:
* Cạnh tranh giữa người bán với nhau
Ví dụ: trên cùng một dãy phố, có rất nhiều cửa hàng bán đồ quần áo. Do đó, họ cần phải có sự cạnh tranh để thu hút khách hàng về cửa hàng của mình. Muốn vậy, các chủ tiệm phải có được mẫu đồ đẹp, giá phải chăng, thái độ phục vụ tốt....
* Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
Ví dụ: Hoa và Lan đi chợ mua đồ làm rằm và họ đều nhìn thấy một con gà trống rất đẹp và muốn mua nó. Gà thì chỉ còn một con, mà hai người ai cũng muốn mua. Do đó, để giành con gà đó về mình, hai người đã nâng giá con gà lên. Ai có mức giá cao hơn thì sẽ bán cho người đó.
* Cạnh tranh giữa các ngành
Ví dụ: Hiện nay, bảo hiểm và ngân hàng là hai ngành đang rất cạnh tranh với nhau.
* Cạnh tranh trong nước với nước ngoài
Ví dụ: Nhờ đổi mới mô hình kinh tế, việc sản xuất lương thực nước ta không chỉ đủ cho nhân dân ta tiêu dùng, dự trữ dồi dào, mà còn tham gia xuất khẩu lương thực (gạo) trên thị trường thế giới. Và tất yếu chúng ta phải tham gia cạnh tranh với một số chủ thể kinh tế khác cùng xuất khẩu lương thực như nước ta như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ,…
Câu 3 trang 42 sgk GDCD 11
Khi nước ta là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo em, tính chất và mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra theo hướng nào (êm dịu hay gay gắt quyết liệt)? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
Khi nước ta là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo em, tính chất và mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt.
Sở dĩ em nghĩ như vậy là bởi vì: Khi đi ra bên ngoài, nước ta đang chỉ là một nước đang phát triển, trong khi đó có nhiều nước đã đạt mức là nước phát triển. Ở họ có nhiều điều kiện, khoa học kĩ thuật để canh tranh thị trường. Trong khi đó, đất nước mình còn có nhiều khó khăn. Do đó, muốn thay đổi mạnh mẽ nước ta cần phải cạnh tranh quyết liệt.
Câu 4 trang 42 sgk GDCD 11
Từ tính hai mặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh, hãy cho biết Nhà nước cần làm gì để phát huy mặt tích cực và khắc phục được mặt hạn chế của cạnh tranh hiện nay ở nước ta?
Hướng dẫn giải:
Tính hai mặt của cạnh tranh:
Mặt tích cực:
- Cạnh tranh giữ vai trò là một động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên.
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặt hạn chế:
- Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường, môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng
- Để giảnh giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
- Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân
Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hóa, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế của cạnh tranh thì Nhà nước sẽ điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp để hạn chế vi phạm pháp luật (làm hàng giả, bán hàng quốc cấm, dùng thủ đoạn phi pháp, rối loạn thị trường…), mở rộng thị trường, nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 5 trang 42 sgk GDCD 11
Có ý kiến cho rằng: Để phát huy mặt tích cực cuả cạnh tranh ở nước ta hiện nay, Nhà nước chỉ cần để ra giải pháp khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh. Điều đó đúng hay sai? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
“Để phát huy mặt tích cực cuả cạnh tranh ở nước ta hiện nay, Nhà nước chỉ cần để ra giải pháp khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh”.
Theo quan điểm của em, em cho rằng đó là ý kiến đúng.
Bởi vì: chắc chắn để phát huy mặt tích cực chúng ta vừa phải khắc phục hạn chế vừa tiến hành cải tiến khoa học kĩ thuật, tăng cường sự quản lí và giáo dục, nâng cao đời sống nhân dân, có như vậy mới có thể tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh. Vì trong nền kinh tế, sự cạnh tranh luôn luôn vận động và biến đổi nên những yếu tố tích cực cũng sẽ dần thay đổi và mất vị trí của nó.
Câu 6 trang 42 sgk GDCD 11
Em hiểu thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh? Khi thấy có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, em sẽ xử lí như thế nào?
Hướng dẫn giải
- Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh đúng pháp luật và chuẩn mực đạo đức, có tác dụng kích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.
- Cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển của kinh tế thị trường.
- Khi thấy có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh em sẽ tùy vào trường hợp để có những ứng xử phù hợp. Nếu đó là cạnh tranh không lành mạnh ở mức độ nhẹ thì mình có thể can thiệp. Còn nếu cạnh tranh ở mực độ lớn thì báo ngay với các cơ quan chức năng để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn nội dung Giải bài tập SGK GDCD 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Chắc hẳn qua bài viết này bạn đọc đã nắm được cách giải các bài tập trong sách giáo khoa rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được khái niệm của cạnh tranh, tính tất yếu khách quan và mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh... Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn GDCD lớp 11 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Toán 11, Ngữ văn 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.
Để thuận tiện hơn trong việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm học tập cũng như giảng dạy, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm nhiều tài liệu học tập nhé