1. Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn: Đây là lễ hội lớn để tưởng nhớ Nguyễn Huệ - Quang Trung và các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn, kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi (năm 1789).
2. Lễ hội Chợ Gò: Tổ chức vào ngày mùng 1 tết Âm lịch ở thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước. Đây chủ yếu là họp chợ, mua bán đầu năm lấy may mắn cho cả năm.
3. Lễ hội đua thuyền: Xong hội Chợ Gò, ngay ngày hôm sau Mồng 2 tết du khách có thể đến với hội đua thuyền ở Gò Bồi thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, quê ngoại của nhà thơ Xuân Diệu.
4. Lễ hội Đổ Giàn: Vào ngày rằm tháng 7 các năm Tỵ, Dậu, Sửu, người dân thị xã An Nhơn và các huyện lân cận thường đổ về Làng An Thái, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định để dự lễ Vu Lan
5. Lễ hội Cầu Ngư: Hằng năm, họ tổ chức lễ cầu ngư, cúng Ông Nam Hải hay cá voi để cầu xin cho trời yên biển lặng, tàu thuyền ra khơi vào lộng được nhiều tôm cá.
6. Lễ hội Đô Thị Nước Mặn: Lễ hội được tổ chức từ mồng 1 - 3 tháng 2 Âm lịch hàng năm tại Chùa Bà, Lễ hội Nước Mặn ra đời và được tổ chức vừa đánh dấu một cảng thị ở vùng đất biên viễn bước vào thời kỳ phồn vinh, vừa thể hiện tinh thần dung hợp văn hóa Việt - Hoa