Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 5 môn Khoa học - Nghỉ dịch Corona (Tháng 4)

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 5 môn Khoa học - Nghỉ dịch Corona (Tháng 4) hệ thống lại các kiến thức nửa đầu học kì 2 môn Khoa học cho các em học sinh rèn luyện tại nhà. Các thầy cô và bậc phụ huynh tham khảo tải về cho các em luyện tập trong thời gian nghỉ dịch Covid 19.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề cương ôn tập ở nhà Khoa học lớp 5

Đề ôn tập ở nhà lớp 5 môn Khoa học - BÀI 37: DUNG DỊCH

I. TRẮC NGHIỆM

Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.

Câu 1: Để tạo ra một dung dịch đường em cần những nguyên liệu nào?

A. Đường và nước.

B. Đường và nước đường

C. Đường và nước chanh

D. Tất cả đáp án trên đều sai.

Câu 2: Dung dịch là gì?

A. Là hỗn hợp chất lỏng và chất rắn bị hòa tan.

B. Là hỗn hợp chất lỏng và chất rắn bị hòa tan và phân bố đều.

C. Là hỗn hợp chất lỏng và chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan và nhau.

D. Là hỗn hợp chất lỏng và chất rắn bị hòa tan và phân bố đều trong hỗn hợp đó.

Câu 3. Úp dĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng 1 phút rồi nhấc dĩa ra. Hiện tượng gì xảy ra trên mặt trong chiếc dĩa?

A. Có những giọt nước ngưng tụ đọng trên dĩa.

B. Có những giọt nước muối ngưng tụ đọng trên dĩa.

C. Muối sẽ bay hơi dính trên dĩa.

D. Tất cả đáp án đều sai.

Câu 4: Để tách các chất trong dung dịch ta làm thế nào?

A. Làm lắng

B. Sàng, sảy.

C. Lọc.

D. Chưng cất.

Câu 5: Khi khuấy đều muối và nước ta được nước gì?

A. Dung dịch nước đường.

B. Dung dịch nước muối

C. Hỗn hợp muối và nước

D. Hỗn hợp nước lợ.

Câu 6: Để sản xuất muối biển từ nước biển người ta dùng phương pháp nào?

A. Làm lắng.

B. Lọc nước biển lấy muối.

C. Chưng cất nước biển

D. Phơi nắng nước biển ngoài trời, nước sẽ bốc hơi và còn lại muối trong các ô ruộng.

Câu 7: Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch?

A. Nước và dầu

B. Nước và muối

C. Nước và giấm ăn.

D. Nước và đường.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Hãy kể tên 3 dung dịch mà em biết?

Câu 2: Hãy trình bày cách tách các chất trong dung dịch bằng phương pháp chưng cất?

Câu 3: Hãy nêu tên và đặc điểm từng chất tạo ra dung dịch đường. Và trình bày đặc điểm của dung dịch đường vừa được tạo ra đó?

(ĐÁP ÁN: Phần tắc nghiệm 1A, 2C, 3A, 4D, 5B, 6A, 7A.)

Đề ôn tập ở nhà lớp 5 môn Khoa học - BÀI 38 – 39 : SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự biến đổi hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?

A. Hòa tan đường vào nước.

B. Dây su bị kéo dãn ra.

C. Thả vôi sống vào nước.

D. Cốc thủy tinh bị rơi vỡ ra.

Câu 2: Sự biến đổi hóa học là gì?

A. Sự chuyển thể của một chất từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.

B. Sự biến đổi từ chất này thành chất khác.

C. Sự biến đổi từ thể này thành thể khác trong điều kiện có nhiệt độ,

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Sự biến đổi hóa học của thanh sắt (để trong môi trường bên ngoài ) thành thanh sắt bị gỉ sắt màu nâu xảy ra trong điều kiện nào?

A. Nhiệt độ cao.

B. Không khí ẩm.

C. Axit.

D. Nước sôi.

Câu 4: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của những điều kiện nào?

A. Nhiệt độ

B. Không khí

C. Ánh sáng.

D. Nhiệt độ và ánh sáng.

Câu 5: Khi thực hiện thí nghiệm chưng cất đường trên ngọn lửa. Đường có còn giữ được tính chất ban đầu của nó hay không?

A. Đường vẫn giữ được tính chất ban đầu của nó vì nó không bị biến đổi dưới tác dụng của nhiệt độ.

B. Đường không giữ được tính chất ban đầu của nó vì nó bị biến đổi thành một chất khác ,dưới tác dụng của nhiệt độ đường bị chuyển màu và không còn vị ngọt ban đầu.

C. Đường bị biến đổi thành nước đường, vẫn giữ được vị ngọt ban đầu của nó.

D. Tất cả đều sai.

Câu 6: Người ta thổi thủy tinh từ thể lỏng thành các chai, lọ ở thể rắn. đó là sự biến đổi gì?

A. Biến đổi lí học.

B. Biến đổi hóa học.

C. Không phải là sự biến đổi gì cả.

D. Tất cả đều sai.

Câu 7: Đinh để lâu ngày trong không khí, hiện tượng gì xảy ra với cây đinh?

A. Bị gỉ sắt.

B. Bị axit ăn mòn hết cây đinh.

C. Không bị gì cả.

D. Tất cả đều sai.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Trong các hiện tượng sau đây hãy chứng tỏ có sự biến đổi lí học hoặc biến đổi hóa học?

a. Trộn xi măng với cát.

b. Trộn xi măng với cát và nước.

Câu 2: Khi ta cho vôi sống vào nước. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra ?

Câu 3: Tại sao khi xé nhỏ tờ giấy thành những mảnh giấy vụn thì không xảy ra sự biến đổi hóa học?

(ĐÁP ÁN: Phần trắc nghiệm 1C, 2B, 3B, 4D, 5B, 6A, 7A)

Đề ôn tập ở nhà lớp 5 môn Khoa học - BÀI 40: NĂNG LƯỢNG

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguồn năng lượng chủ yếu trên trái đất là gì?

A. Mặt trời.

B. Gió.

C. Cây xanh.

D. Mặt trăng.

Câu 2: Vật nào dưới đây hoạt động nhờ năng lượng gió?

A. Thuyền buồm

B. Pin mặt trời

C. Quạt điện

D. Máy sấy tóc

Câu 3: Để tránh lãng phí điện em cần chú ý gì?

A. Chỉ sử dụng khi cần thiết.

B. Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi ấm,…

C. Tắt các thiết bị điên khi ra khỏi nhà.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có điều kiện gì?

A. Nguồn điện.

B. Năng lượng.

C. Năng lượng mặt trời.

D. Năng gió gió.

Câu 5: Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động như cày ruộng, cấy, trồng trọt, chăn nuôi…. Con người cần phải làm gì?

A. Con người phải tập thể dục thường xuyên.

B. Con người phải ăn, uống.

C. Con người phải tự tạo ra nguồn năng lượng.

D. Con người phải ăn, uống và hít thở.

Câu 6: Khi chơi thả diều, chúng ta cần đến nguồn năng lượng gì?

A. Mặt trời.

B. Gió.

C. Điện.

D. Mây.

Câu 7: Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ đâu?

A. Mặt trời.

B. Thức ăn.

C. Động vật

D. Thực vật.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Hãy kể tên các dụng cụ/ máy móc sử dụng điện?

Câu 2: Hãy nêu những ứng dụng của năng lượng gió vào cuộc sống?

Câu 3: Chúng ta nên sử dụng các nguồn năng lương trên Trái Đất như thế nào? Vì sao?

(ĐÁP ÁN: Phần trắc nghiệm 1A, 2A, 3D, 4B, 5D, 6B, 7B)

Bài ôn tập ở nhà lớp 5 môn Toán + Tiếng Việt

Phiếu bài tập lớp 5 - Ôn tập nghỉ dịch

Virus corona hiện đang là dịch bệnh của một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Trước nguy cơ lây nhiễm cao, các em học sinh được nghỉ học tại nhà, các thầy cô cho các em học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản tránh mất kiến thức khi học lại.

Đánh giá bài viết
25 2.801
Sắp xếp theo

    Khoa học lớp 5

    Xem thêm