Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 9 năm 2020- 2021
Đề thi giữa kì 2 môn hóa học lớp 9 đề 1 có đáp án
- Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Hóa lớp 9 năm 2021
- Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa 9 - Đề 1
- Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 9 năm 2020-2021 Đề 1
- Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa 9 - Đề 2
- Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 9 Đề 2
- Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa 9 - Đề 3
- Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 9 Đề 3
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 9 năm 2020- 2021 Có đáp án được đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn là nội dung đánh giá năng lực học tập giữa kì 2 cho các bạn học sinh. Nội dung đề thi được biên soạn phù hợp dành cho các bạn luyện tập giúp luyện tập cũng như các dạng bài tập tính toán giúp ôn tập, củng cố cũng như rèn luyện các kĩ năng thao tác giải các dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo.
- Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 9 năm 2020- 2021 Đề 1
- Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 9 năm 2020- 2021 Đề 2
- Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 9 năm 2020- 2021 Đề 3
- Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 9 năm 2020- 2021 Đề 4
Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Hóa lớp 9 năm 2021
Môn học: Hóa học 9
Thời gian 45 phút không kể thời gian giao bài
Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại
Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa 9 - Đề 1
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,25đ)
Biết: Ca = 40, Na = 23, K = 39, Fe = 56, C = 12, H =1, O= 16, S = 32, Cl =35,5, Mg =24, S = 32, F = 20, Br= 80, I = 127
Câu 1. Phi kim có những tính chất nào dưới đây?
A. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
B. Đều là chất rắn ở điều kiện thường
C. Dẫn điện tốt, nhưng dẫn nhiệt kém
D. Có thể là chất rắn hoặc chất lỏng hoặc chất khí ở điều kiện thường.
Câu 2. Vị trí của nguyên tử nguyên tố X có Z= 27 trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 4, nhóm VIIB
B. Chu kì 4, nhóm VIIIB
C. Chu kì 4,nhóm IIA
D. Chu kì 3, nhóm IIB
Câu 3. Phi kim nào sau đây tồn tại ở thể lỏng
A. Flo
B. Clo
C. Brom
D. Iot
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí clo người ta làm như sau:
A. Cho KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl loãng
B. Cho dung dịch KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc
C. Cho KMnO4 rắn tác dụng với dung dịch HCl đặc
D. Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi cho sắt tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và FeCl2
B. Khi cho clo tác dụng với sắt tạo thành muối FeCl3
C. Khi cho clo tác dụng với sắt tạo thành muối FeCl2
D. Khi cho clo tác dụng với FeCl2 tạo thành muối FeCl3
Câu 6. Trong nước máy thường thấy có mùi của khí clo. Người ta đã sử dụng tính chất nào sau đây của clo để xử lí nước?
A. Nước clo có tính sát trùng
B. Clo ít tan trong nước
C. Clo là một phi kim mạnh.
D. Clo là chất khí không độc
Câu 7. Clo tác dụng được với những chất nào dưới đây
A. Cu, CuO, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O
B. Cu, Al2O3, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O
C. Cu, CuCl2, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O
D. Cu, FeCl2, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O
Câu 8. Cho 100 gam dung dich HCl 36,5% vào bình đựng 15,4 gam MnO2, đun nhẹ. Thể tích khí clo (Đktc) thoát ra lớn nhất bằng
A. 2,24 lít
B. 3,36 lít
C. 5,6 lít
D. 4,48 lít
Câu 9. Hai nguyên tố X và Y cùng thuộc một chu kì và ở hai nhóm A kế tiếp nhau có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn?
A. Chu kì 3 và các nhóm IIA, IIIA
B. Chu kì 2 và các nhóm IIA, IIIA
C. Chu kì 3 và các nhóm IA, IIA
D. Chu kì 2 và các nhóm IA, IIA
Câu 10. Sục CO2 đến dư vào nước vôi trong thấy
A. ban đầu kết tủa trắng, kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa lại tan dần và cuối cùng thu được dung dịch trong suốt
B. ban đầu có kêt tủa trắng, kết tủa tăng dần và đạt kết tủa cực đại
C. Khí CO2 bị hấp thụ, không có kết tủa
D. có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan
Câu 11. 2,24 lít khí CO (Đktc) tác dụng vừa đủ với 8 gam oxit MO nung nóng. Kim loại M là
A. Fe
B. Cu
C. Mg
D. Zn
Câu 12. Dẫn 2,24 khí cacbonic (đktc) vào V ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được dung dịch chỉ chứa muối natri cacbonat. Giá trị của V là:
A. 150
B. 200
C. 250
D. 300
Câu 13. Khí CO tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Fe2O3, CuO, O2, PbO
B. CuO, CaO, C, O2
C. Al2O3, C, O2, PbO
D. Fe2O3, Al2O3, CaO, O2
Câu 14. Dẫn 4,48 lít khí CO (đktc) đi vào ống đựng Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 2,4 gam. Khí đi ra khỏi ống có phần trăm thể tích CO2 bằng
A. 25%
B. 75%
C. 50%
C. 40%
Câu 15. Hiện tượng xảy ra khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 là:
A. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu
B. Có bọt khí thoát ra khỏi dung dịch
C. Xuất hiện kết tủa màu lục nhạt
D. A và B đúng
Câu 16. Nhóm nào sau đây gồm các muối không bị nhiệt phân?
A, CaCO3, Na2CO3, KHCO3
B. Na2CO3, K2CO3, Li2CO3
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, KHCO3
D. K2CO3, KHCO3, Li2CO3
Câu 17. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3 (tỉ lệ mol 1;1), dung dịch thu được có pH là:
A. 7.
B. < 7.
C. > 7.
D. Không xác định được
Câu 18. Cho bốn chất rắn sau: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Chỉ dùng thêm 1 cặp chất nào sau đây có thể nhận biết được bốn chất rắn trên?
A. H2O và CO2
B. H2O và NaOH
C. H2O và HCl
D. H2O và BaCl2
Câu 19. Cho m gam hỗn hợp muối cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl thu đươc 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 32,3 gam muối clorua. Giá trị của m là:
A. 3,7
B. 29
C. 19,1
D. 35,6
Câu 20. Để khắc chữ trên thủy tinh, người ta dùng dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HNO3
B. Dung dịch H3PO4
C. Dung dịch NaOH đặc
D. Dung dịch HF
Câu 21. Phản ứng nào sau đây là sai?
A. SiO2 + 2C → 2CO+ Si
B. SiO2 + 4HCl → SiCl4 + 2H2O
C. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
D. SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si
Câu 22. Trong một chu kì tuần hoàn, khi đi từ trái qua phải thì:
A. Bán kính nguyên tử giảm dần
B. Năng lượng ion giảm dần
C. Ái lực điện tử giảm dần
D. Độ âm điện giảm dần
Câu 23. Đốt cháy mẩu photpho trên muôi sứ trong không khí thu được chất rắn màu trắng. Hòa tan chất rắn vào nước thu được dung dịch X. Thả mẩu quỳ tím vào dung dịch X thấy hiện tượng:
A. Màu quỳ đổi đổi sang hồng
B. Màu quỳ tím đổi sang đỏ
C. Màu quỳ tím đổi sang màu xanh
D. Quỳ tím bị mất màu
Câu 24. Ở một số vùng nông thôn, về mùa đông còn xảy ra hiện tượng có người bị chết ngạt do ngộ độc khí than khi dùng bếp than để sưởi trong nhà. Đó là do
A. khí CO sinh ra khi than cháy không hoàn toàn.
B. khí CO2 sinh ra khi than cháy.
C. do nhiệt độ quá cao
D. do khí N2 sinh ra khi đốt than.
Câu 25. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tính phi kim giảm dần?
A. Si, P, S, O
B. O, S, O, Si
C. O, Si, P, S
D. S, O, P, Si
---------------Hết------------
Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 9 năm 2020-2021 Đề 1
1D | 2B | 3C | 4C | 5C |
6A | 7D | 8D | 9A | 10A |
11B | 12B | 13A | 14B | 15D |
16B | 17C | 18C | 19B | 20D |
21B | 22A | 23B | 24A | 25B |
Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa 9 - Đề 2
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1. Phi kim nào sau đây tồn tại ở thể lỏng
A. Flo | B. Clo | C. Brom | D. Iot |
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi cho sắt tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và FeCl2
B. Khi cho clo tác dụng với sắt tạo thành muối FeCl3
C. Khi cho clo tác dụng với sắt tạo thành muối FeCl2
D. Khi cho clo tác dụng với FeCl2 tạo thành muối FeCl3
Câu 3. Cacbon có thể tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây.
A. Hiđro, oxi, cacbon đioxit, một số kim loại, một số oxit kim loại.
B. Hiđro, oxi, nito, clo, một số kim loại, một số oxit kim loại
C. Hiđro , oxi, nito, clo, một số kim loại, một số oxit kim loại
D. Hiđro, oxi, một số kim loại, một số hiđroxit kim loại.
Câu 4. Dẫn 2,24 khí cacbonic (đktc) vào V ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được dung dịch chỉ chứa muối natri cacbonat. Giá trị của V là:
A. 150 | B. 200 | C. 250 | D. 300 |
Câu 5. Nhóm nào sau đây gồm các muối không bị nhiệt phân?
A, CaCO3, Na2CO3, KHCO3
B. Na2CO3, K2CO3, Li2CO3
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, KHCO3
D. K2CO3, KHCO3, Li2CO3
Câu 6. Để khắc chữ trên thủy tinh, người ta dùng dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HNO3
B. Dung dịch H3PO4
C. Dung dịch NaOH đặc
D. Dung dịch HF
Câu 7. Vị trí của nguyên tử nguyên tố X có Z= 17 trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm VIIA
B. Chu kì 4, nhóm VIIA
C. Chu kì 3,nhóm VIIB
D. Chu kì 3, nhóm IIB
Câu 8. Số chất là đồng phân có cùng công thức phân tử C2H6O là
A. 2 | B. 3 | C. 1 | D. 4 |
Câu 9. Để làm sạch metan có lần etilen người ta cho hỗn hợp đi qua:
A. Khí hidro có Ni, to
B. Dung dịch Brom
C. Dung dịch AgNO3/NH3
D. Khí hidroclorua
Câu 10. Trong phòng thí nghiệm có thể thu khí CH4 bằng cách:
A. Đẩy không khí (ngửa bình)
B. Đẩy axit
C. Đẩy nước (úp bình)
D. Đẩy bazo
Phần 2. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau
Cl2 → FeCl3→ BaCl2 → NaCl → Cl2 →HClO
Câu 2. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 4 lọ thủy tinh không nhãn đựng các chất khí sau: CO2, HCl, Cl2, CO
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O.
a) Lập công thức đơn giản nhất của A.
b) Tìm công thức phân tử của A. Biết tỉ khối hơi của A so với khí oxi bằng 1,875.
------------Hết-----------
Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 9 Đề 2
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
1C | 2C | 3A | 4B | 5B |
6D | 7A | 8A | 9B | 10C |
Phần 2. Tự luận (7 điểm)
Câu 1.
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2
Cl2 + 2K → 2KCl
2KCl + H2SO4 đặc → K2SO4 + 2HCl↑
6HCl + KClO3 → KCl + 3H2O + 3Cl2 ↑
Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
Câu 2.
Đánh số thứ tự hóa chất.
Sử dung dung dịch Ca(OH)2:
Khí làm đục nước vôi trong là CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Còn lại là HCl, Cl2, CO
Dùng quỳ tím ẩm:
Làm quỳ tím hóa đỏ là HCl
Làm mất màu quỳ tím là Cl2
Cl2 + H2O → HCl + HClO (HClO làm mất màu quỳ tím) (0,5đ)
Không có hiện tượng gì là CO
Câu 3.
\(\begin{array}{l} {n_{C{O_2}}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3mol;\\ {n_{{H_2}O}} = \frac{{5,4}}{{18}} = 0,3mol \end{array}\)
Đốt cháy A chỉ thu được CO2 và H2O nên A chứa C, H và có thể có O.
Bảo toàn nguyên tố C, H:
\(\begin{array}{l} {n_{C\left( A \right)}} = {n_{C{O_2}}} = 0,3mol\\ {n_{H\left( A \right)}} = 2{n_{{H_2}O}} = 0,6mol \end{array}\)
Ta có:
\(\begin{array}{*{20}{l}} \begin{array}{l} {m_O} = {m_A} - {m_C} - {m_H} = 9 - 0,3.12 - 0,6.1 = 4,8gam\\ \to {n_O} = 4,816 = 0,3mol \end{array}\\ \; \end{array}\)
Ta có: nC:nH:nO= 0,3:0,6:0,3 = 1:2:1
Công thức đơn giản nhất của A là: CH2O
b.
Công thức phân tử của A có dạng: (CH2O)n
Ta có: dA/O2=1,875→MA = 1,875.32= 60
→ (12+2+16).n=16 → n=2
Vậy công thức phân tử của A là: C2H4O2
Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa 9 - Đề 3
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1. Phi kim có mức độ hoạt động hóa học yếu nhất là:
A. Flo | B. Clo | C. Oxi | D. Silic |
Câu 2. Khi điều chế trong phòng thí nghiệm, clo được thu bằng cách
A. dẫn khí clo vào một bình nút bằng bông tẩm dung dịch NaOH đặc
B. dẫn khí clo vào một bình được đậy bằng một miếng bìa.
C. dời chỗ của nước
D. dẫn clo vào một bình úp ngược
Câu 3. Trong nước máy thường thấy có mùi của khí clo. Người ta đã sử dụng tính chất nào sau đây của clo để xử lí nước?
A. Clo là một phi kim mạnh.
B. Clo ít tan trong nước
C. Nước clo có tính sát trùng
D Clo là chất khí không độc
Câu 4. Cho các nguyên tố sau: Mg, Al, K, Na. Thứ tự tăng dần tính kim loại từ trái qua phải là:
A. A l< Mg < Na < K
B. Mg < Al < Na < K
C. Al < Na < Mg < K
D. Mg < Al < K < Na
Câu 5. Để khắc chữ trên thủy tinh, người ta dùng dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HNO3
B. Dung dịch H3PO4
C. Dung dịch NaOH đặc
D. Dung dịch HF
Câu 6. Hiện tượng xảy ra khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 là:
A. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu
B. Có bọt khí thoát ra khỏi dung dịch
C. Xuất hiện kết tủa màu lục nhạt
D. A và B đúng
Câu 7. Số chất đồng phân của nhau có cùng CTPT C3H8O và chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ứng với mỗi chất chỉ có một CTPT.
B. Mỗi chất chỉ có một CTCT.
C. Có nhiều chất khác nhau có CTPT giống nhau.
D. Một chất có thể được biểu diễn bằng nhiều CTCT khác nhau.
Câu 9. Điều kiện để phản ứng giữa Metan và Clo xảy ra là:
A. Có bột sắt làm xúc tác
B. Có axit làm xúc tác
C. Có nhiệt độ
D. Có ánh sáng
Câu 10. Đốt cháy V lít etilen thu được 3,6g hơi nước. Biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí. Vậy thể tích không khí ở đktc cần dùng là:
A. 336 lít
B. 3,36 lít.
C. 33,6 lít
D. 0,336 lít.
Phần 2. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau
Cl2 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl
Câu 2. Nguyên tố R tạo thành hợp chất khí với hidro có công thưc shoas học chung là RH3. Trong hợp chất có hóa trị cao nhất với oxi thì nguyên tố oxi chiếm 74,07% về khối lượng.
a) Xác định tên nguyên tố R
b) Viết công thức hóa học các hợp chất của R với oxi
c) Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 5,75 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được 11,0 gam CO2 và 6,75 gam H2O.
a) Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong X.
b) Lập công thức đơn giản nhất của X.
c) Tìm công thức phân tử của X. Biết tỉ khối hơi của X so với khí hiđro bằng 23.
---------------Hết-------------
Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 9 Đề 3
Phần 1. Trắc nghiệm
1D | 2A | 3C | 4A | 5D |
6A | 7B | 8A | 9D | 10C |
Phần 2. Tự luận
Câu 1.
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2
Cl2 + 2K → 2KCl
2KCl + H2SO4 đ,n → K2SO4 + 2HCl↑
6HCl + KClO3 → KCl + 3H2O + 3Cl2 ↑
Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
Câu 2.
a) Nguyên tố R: N hợp chất với hidro: NH3
b) Các hợp chất của N với O: N2O, NO, NO2, N2O3, N2O5
c) Vị trí N trong bảng tuần hoàn: N nằm ở ô thứ 7, chu kì 2 nhóm VA
Câu 3.
nC = nCO2 = 0,25 => %C = (0,25 . 12/5,75).100 = 52,17%
nH = 2nH2O = 0,75 => %H = (0,75 .1/5,75). 100 = 13,04%
=> %O = 34,79%
nO = ( mX - mC - mH )/16 = 0,125
X là CxHyOz
=> x : y : z = nC : nH : nO = 0,25 : 0,75 : 0,125 = 2 : 6 : 1
CTĐGN: C2H6O
CTPT: (C2H6O )n
=> MX = 46n = 23,2
=> n = 1
X là C2H6O
........................
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 9 năm 2020- 2021. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.