Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Phương Vy Văn học

Cách làm bài văn nghị luận xã hội

4
4 Câu trả lời
  • Củ Đậu
    Củ Đậu

    Các bước và cách làm văn nghị luận xã hội, văn học:

    Bước 1 – Viết câu mở đoạn: Giới thiệu chủ đề bài nghị luận xã hội. ...

    Bước 2 – Giải thích những từ ngữ trọng tâm. ...

    Bước 3: Nêu luận điểm và dẫn chứng để phân tích luận điểm. ...

    Bước 4: Phân tích nguyên nhân của vấn đề ...

    Bước 5: Phân tích những ảnh hưởng của vấn đề

    Trả lời hay
    1 Trả lời 27/06/23
    • Công chúa béo
      Công chúa béo

      Các bước làm bài văn nghị luận xã hội

      * Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài

      - Đọc kĩ, xác định yêu cầu đề bài để biêt được yêu cầu đặt ra là gì? là nghị luận về hiện tượng đời sống hay một tư tưởng đạo lí.
      Phân biệt yêu cầu của đề là về tư tưởng đạo lí hay đời sống xã hội.

      + Bước 2: Lập dàn ý

      + Mục đích:

      Ghi lại những ý cần viết, tránh bỏ sót ý

      Trình bày khoa học, mạch lạc trong một nội dung.

      Chủ động trong việc triển khai các ý chính/ luận điểm của bài viết, tập trung vào những luận điểm quan trọng, tránh trình bày lan man, dài dòng không cần thiết.

      + Bước 3: Triển khai viết bài chi tiết

      Dựa trên những luận điểm chính đã nêu ở dàn ý, ta có thể viết được một bài văn hoàn chỉnh. Để bài văn có sức hấp dẫn, cần lưu ý một số điểm:

      Tạo sự liên kết giữa các luận điểm, các ý nhằm làm nổi bật đối tượng, nội dung cần nghị luận.

      Đưa những dẫn chứng phù hợp, đảm bảo tính thực tế khách quan.

      + Lưu ý:

      - Dẫn chứng đưa ra cần cụ thể, không lấy dẫn chứng chung chung

      - Dẫn chứng người thật, việc thật

      - Lồng ghép dẫn chứng vào bài thật khéo léo và phù hợp.

      - Lập luận chặt chẽ

      - Lồng ghép những quan điểm, đánh giá của bản thân (đồng tình, không đồng tình, ca ngợi, phê phán,...)

      + Bình luận mở rộng vấn đề

      - Phản biện những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề cần nghị luận

      - Dẫn chứng kèm theo

      + Đưa ra bài học nhận thức và bài học hành động

      - Chốt lại bài học mà mình nhận được sau khi phân tích

      - Bài học cần hướng tới những bài học tốt, cách sống tử tế hơn.

      + Kết luận

      - Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã viết

      - Mở ra hướng suy nghĩ mới về vấn đề đó

      0 Trả lời 27/06/23
      • Cục Đất
        Cục Đất

        Về hình thức, đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong 1 đoạn văn (không được ngắt xuống dòng), dung lượng an toàn khoảng 2/3 tờ giấy thi (khoảng trên dưới 20 dòng viết tay), có thể nhiều hơn 1 vài dòng cũng không bị trừ điểm. Thậm chí các em có thể viết lên tới 250 chữ cũng được. Giám khảo không ai ngồi đếm đủ 200 chữ nên các em đừng quá lo lắng về số câu số chữ của bài viết. Nếu viết đủ ý, diễn đạt lưu loát, không mắc nhiều lỗi chính tả, sáng tạo, ... thì lên xuống 1 vài dòng cũng vẫn được điểm cao. Nếu đề bài yêu cần "viết bài văn" thì các em cần trình bài đủ 3 phần của bài NLXH thông thường ( Mở bài - thân bài - kết bài ), phần mở bài viết thành 1 đoạn, thân bài mỗi luận điểm ngắt thành 1 đoạn riêng, kết bài viết 1 đoạn.

        0 Trả lời 27/06/23
        • Lê Hồng Nhung
          Lê Hồng Nhung

          b tham khảo:

          - Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài

          Cần đọc kĩ, xác định yêu cầu đề bài để biết được đề yêu cầu nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng của đời sống.

          - Bước 2: Lập dàn ý

          Mục đích:

          + Ghi lại những ý tưởng cho bài viết, tránh quên ý, bỏ sót ý.

          + Giúp trình bày khoa học, mạch lạc với nội dung thống nhất.

          + Chủ động trong việc triển khai các ý chính/luận điểm của bài viết, tập trung vào những luận điểm quan trọng, tránh được tình trạng lan man, dài dòng ở những nội dung chưa thực sự quan trọng.

          - Bước 3: Viết bài

          Dựa trên những luận điểm chính đã xây dựng trong phần dàn ý, các em có thể viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để bài văn có sức hấp dẫn, thuyết phục với người đọc, các em cần chú ý những điểm sau:

          + Tạo ra sự liên kết giữa các luận điểm, các ý nhằm làm nổi bật đối tượng, nội dung cần nghị luận.

          + Đưa vào những dẫn chứng phù hợp, đảm bảo tính thực tế, khách quan.

          + Lập luận chặt chẽ, cô đọng

          + Cần đưa vào những quan điểm, đánh giá của bản thân (đồng tình, không đồng tình, ca ngợi, phê phán...)

          + Chỉ ra bài học trong nhận thức và kêu gọi hành động.

          0 Trả lời 11/07/23

          Văn học

          Xem thêm