ánh vu Văn học lớp 12

Cảm nhận của anh chị về nhân vật Việt trong đoạn trích Những đứa con trong gia đình

“Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chủ châu thu xếp đồ đạc dời nhà Chị Chiến ra đằng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu chảy nắng, rồi dùng cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ mà lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa mả sang dot o tạm bên nhà chủ, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể sờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.

Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường h hat oi trước mà vẫn đi để lội hết đồng này sang bung khác.

(Trích “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi, SGK Ngữ văn 12, tập 2, trang 63).

Cảm nhận của anh chị về nhân vật Việt trong đoạn trích trên.

4
4 Câu trả lời
  • Cự Giải
    Cự Giải

    1. Mở bài

    - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi:

    + một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước, gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ.

    - Giới thiệu tác phẩm:

    + "Những đứa con trong gia đình" là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Thi

    + Viết về một gia đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước, căm thù giặc, gắn bó với đất nước và cách mạng.

    - Khắc họa thành công nhân vật Việt - một đại diện tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ, một tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.

    2. Thân bài:

    * Phân tích nhân vật Việt:

    - Là đứa con trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở Nam Bộ.

    - Việt có nét riêng dễ mến lộc ngộc, vô tư của cậu con trai mới lớn:

    + Phó mặc tất cả cho chị, ừ à khi nghe chị bàn việc nhà

    + Ngủ quên lúc nào không biết, đi bộ đội vẫn giữ chiếc ná thun, bị thương không sợ chết nhưng lại sợ ma...

    + Luôn tranh phần hơn chị

    + Cách thương chị cũng rất trẻ con: sợ mất chị trước những lời tán đùa của các anh

    - Nhưng sự trẻ con vô tư vẫn không ngăn cản Việt trở thành một dũng sĩ giệt Mĩ. Ngược lại, chính nó càng làm cho phẩm chất anh hùng của Việt ngày thêm độc đáo. Thù nhà, nợ nước đã nuôi dưỡng Việt trở thành một chiến sĩ giải phóng gan góc, có ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường :

    + Khi còn nhỏ dám xông thẳng vào đá thằng giặc vừa giết hại cha mình.

    + Khi chưa đủ tuổi tòng quân, Việt nằng nặc đòi đi cầm súng trả thù cho ba má.

    + Khi xung trân, Việt chiến đấu rất dũng cảm.

    + Khi bị thương, lạc đồng đội, Việt vẫn trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.

    - Việt là người rất giàu tình cảm, gắn bó với gia đình : hình ảnh những người thân trong gia đình lúc nào cũng ở trong tâm trí. Trong hoàn cảnh bi đát nhất, Việt luôn nghĩ về người thân để tìm điểm tựa cho tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh tinh thần để anh vượt qua khó khăn trở ngại.

    - Với nghệ thuật trần thuật độc đáo, đặc biệt là để cho nhân vật tự bộc lộ mình bằng ngôn ngữ nửa trực tiếp, Nguyễn Thi đã xây dựng thành công nhân vật Việt với những nét tâm lí chân thực, với những hành động, suy nghĩ, lời nói không chỉ mang tính cá biệt, sinh động mà còn thể hiên những nét chung của “những người con trong gia đình” yêu nước, căm thù giặc và bất khuất kiên cường trong chiến đấu.

    3. Kết bài:

    - Việt là một người con có hiếu thảo, biết yêu thương gia đình

    - Là nhân vật tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    - Thế hệ trẻ hôm nay cần noi gương các thế hệ đi trước, ra sức học tập, rèn luyện để gìn giữ, bảo vệ nước nhà và phát triển đất nước.

    0 Trả lời 21:47 12/06
    • chang
      chang

      Những đứa con trong gia đình, một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Thi. Trong tác phẩm này, ông đã dựng lên một tập thể anh hùng, dũng cảm, và trong tập thể đó, nổi bật nhất chính là hình tượng hai nhật vật Việt.

      Tác giả đã đem đến cho người đọc hình tượng nhân vật Việt những nét vẽ mới lạ, độc đáo. Trước hết, Việt là một đứa trẻ hồn nhiên, ngay thơ có phẩn trẻ con của một chàng trai tuổi mới lớn. Khi còn nhỏ cậu hiếu động, rất hay tranh giành với chị. Lớn lên, tham gia chiến đấu, khoác lên mình bộ quân phục đĩnh đạc nhưng trong tâm hồn cậu vẫn vương lại những nét tính cách trẻ con. Nhìn sâu vào tâm hồn Việt, chúng ta còn thấy được những vẻ đẹp khác, đó là vẻ đẹp của tình yêu thương gia đình. Việt là cậu bé còn nhiều nét tính cách trẻ con nên hay tranh giành với chị Chiến, nhưng thực tế lại rất giàu tình cảm và lòng yêu thương chị. Bước chân bình bịch của chị khi khiêng bàn thờ sang nhà chú Năm càng làm rõ hơn tình yêu thương ấy. Việt còn là người giàu tình cảm. Với ba má đã khuất, với chú Năm, với chị Chiến, với đồng đội… Việt khắc ghi từng hình ảnh của họ trong trí óc. Việt chính là đại diện thế hệ trẻ miền Nam lạc quan, tình nghĩa và bất khuất.

      Việt là một chiến sĩ xông xáo trên mặt trận, gan dạ, anh tham gia chiến đấu khi chưa đủ tuổi tòng quân, nhưng Việt đã chứng tỏ mình là một chiến sĩ vô cùng dũng cảm. Đặc biệt với nhân vật này Nguyễn Thi đi sau vào khai hác những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Ông đã khéo léo hòa trộn, đan cài đôi khi là cả những suy nghĩ thoáng qua của Việt về tiếng chim, đôi khi lại là những cảm xúc vô cùng thiêng liêng về má, chú Năm, truyền thống gia đình và đó còn là lòng căm thù giặc sục sôi. Những biến đổi linh hoạt đó đã cho thấy ẩn đằng sau lòng dũng cảm, kiên cường còn là một anh giải phóng quân trẻ tuổi, hồn nhiên, ngây thơ lại vừa can trường, bản lĩnh, mang trong mình lí tưởng cao đẹp.

      Qua "Những đứa con trong gia đình", ta thấy được Việt là một nhân vật điển hình cho thế hệ người trẻ ngày trước, thế hệ cha anh đã đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các văn phong in đậm bản sắc tiếng nói của người dân Nam Bộ, Nguyễn Thi cùng với cách kể truyện theo hồi ức của nhân vật Việt đã để lại những ấn tượng về sự hy sinh, những tính cách cao đẹp của con người nơi đây nói chung và Việt nói riêng trong lòng người đọc. Ông xứng đáng là nhà văn của người nông dân Nam Bộ thời kì chỗng Mĩ.

      0 Trả lời 21:56 12/06
      • Đinh Đinh
        • Phạm Thùy
          Phạm Thùy

          Gjjjvnjj

          0 Trả lời 09:29 16/06

          Văn học

          Xem thêm