Công nghệ 10 bài 24: Thực hành quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết môn Công nghệ lớp 10: Thực hành quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập môn Công nghệ 10 hiệu quả hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Thực hành quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
A/ Lý thuyết bài Thực hành quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
I – Chuẩn bị
- Chuẩn bị ít nhất hai giống vật nuôi khác nhau của cùng một loài trong số các vật nuôi phổ biến trong nước hay giống có sẵn địa phương.
- Tư liệu về khả năng sản xuất, hình thức nuôi dưỡng các giống.
II – Quy trình thực hành
1/ Quan sát trên con vật thật hoặc hình ảnh một số giống vật nuôi các tiêu chí sau
- Các đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết nhất của giống (để phân biệt với giống khác): màu sắc lông, đầu cổ, sừng, yếm, tai mõm, mỏ, mào, chân….
- Hình dáng tổng thể và chi tiết các bộ phận có liên quan đến sức sản xuất của con vật (tầm vóc, thể hình, cơ bắp, bầu vú …) để dự đoán hướng sản xuất của nó.
2/ Nhận xét và trình bày kết quả
Sau khi quan sát, hãy ghi kết quả nhận xét về đặc điểm ngoại hình và dự đoán hướng sản xuất của một số giống vật nuôi theo mẫu bảng 24:
Giống vật nuôi | Nguồn gốc | Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết | Hướng sản xuất |
Vịt siêu thịt | Giống nhập nội | Toàn thân màu trắng | Nuôi để lấy thịt (chính) ngoài ra nuôi để lấy trứng |
Gà Hu bat | Giống nhập nội | Toàn thân màu trắng, ngực rộng, nở nang. | Nuôi để lấy thịt là chính. |
Lợn Landrace | Giống nhập nội | Toàn thân trắng tuyền, lông trắng, đầu nhỏ, dài, tai to rủ kín mặt, tai cụp về phía trước, cổ nhỏ và dài | Tỉ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt, khả năng thích nghi cao, chống bệnh tốt. Nuôi lấy thịt. |
III – Đánh giá kết quả
- Học sinh điền vào bảng và tự đánh giá kết quả thực hành
- Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh thể hiện qua các bảng.
B/ Trắc nghiệm bài Thực hành quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
Câu 1: Năng suất trứng của vịt bầu là?
- 100-150 quả/mái/năm
- 150-160 quả/mái/năm
- 160-170 quả/mái/năm
- 90-100 quả/mái/năm
Câu 2: Đặc điểm ngoại hình của Dê bách thảo là
- Lông màu đen hoặc đỏ sẫm, có thể có đốm trắng ở bụng
- Lông chủ yếu màu đen, vàng nâu và cánh gián
- Đa số có sắc lông trắng (80%) hoặc nâu đen (20%).
- Có màu lông đen loang sọc trắng, tai co cụp xuống.
Câu 3: Chọn phát biểu đúng về nguồn gốc của Gà Ri?
- Xuất xứ từ xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Tây
- Được chọn và thuần hóa từ gà rừng, nuôi khắp nơi trong nước
- Xuất xứ từ Hồng Kông, nhập nội năm 1995
- Không có đáp án nào đúng
Câu 4: Đặc điểm ngoại hình để nhận biết Gà Đông Tảo là
- Màu kép, thân hình to, ngực sâu, lườn rộng dài, Dáng đi chậm chạp nặng nề
- Đầu to, mắt sáng, mỏ dẹt dài và khỏe. Cổ thanh, mình thon, ngực lép
- Lông màu không thuần khiết, có nhiều nhóm màu khác nhau, phổ nhất là màu cà cuống, xám
- Tầm vóc trung bình, đầu to vừa phải, ngực sâu rộng
Câu 5: Loại Bò nào sau đây được sử dụng chủ yếu cho cày kéo?
- Bò Angus
- Bò H’mông
- Bò Vàng
- Tất cả đều đúng
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | D | B | A | C |
--------------------------------------------------------------
Với nội dung bài Thực hành quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi dưới đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững để chuẩn bị đồ quan sát nhận dạng, hình dáng của giống vật nuôi...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 10: Thực hành quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi. Các bạn học sinh một số tài liệu tham khảo như: Công nghệ lớp 10, Giải bài tập Công nghệ 10, Giải SBT Công nghệ 10, Tài liệu học tập lớp 10.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.