Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Sinh học 9 năm học 2023 - 2024

VnDoc giới thiệu Đề cương ôn thi giữa kì 1 lớp 9 môn Sinh học năm học 2023 - 2024 bao gồm lý thuyết cơ bản kèm bộ câu hỏi ôn tập Sinh học 9 có đáp án đi kèm cho các em tham khảo, luyện tập. Đây là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kì thi, cũng là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ tài liệu.

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Các thí nghiệm của Menden

1.1.1. Menđen và di truyền học

- Nếu được các khái niệm: Biển dị, di truyền, tính trạng, cặp tính trạng tương phản, dòng thuần là gì?

- Biết nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học?

- Giới thiệu Menđen là người đặt nền mỏng cho đi truyền học - Nêu phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen

1.1.2. Lai một cặp tính trạng

- Nêu được thí nghiệm lại 1 cặp tình trạng của Menđen và rút ra nhận xét.

- Nêu ý nghĩa của quy luật phân li.

- Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống.

- Nếu được các khái niệm: Kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp: cho ví dụ minh họa với mỗi khái niệm.

- Trình bày được nội dung của quy luật phân li phép lai phân tích và viết sơ đồ minh họa.

- Vận dụng được nội dung quy luật phân li để giải quyết các bài tập.

Sơ đồ lai một tính trạng

Sơ đồ lai một tính trạng

1.1.3. Lai hai cặp tính trạng

- Nêu ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập.

- Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tình trạng của Menđen.

- Trình bày được nội dung của quy luật phân li độc lập viết sơ đồ minh họa.

- Vận dụng được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập để giải quyết các bài tập.

Sơ đồ lai hai tính trạng

Sơ đồ lai hai tính trạng

1.2. Nhiễm sắc thể

1.2.1. NST, thực hành quan sát hình thái NST.

- Nêu được tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài.

- Mô tả được cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể.

- Trình bày được sự biển đổi hình thái trong chu kì tế bào.

1.2.2. Nguyên phân, giảm phân

- Trình bày được ý nghĩa sự thay đổi trạng thái (đơn kép), biển đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân, giảm phân.

- Xác định được số NST đơn, kép qua các kì của quá trình nguyên phân, giảm phân.

- Xác định được số tế bào con sinh ra qua nguyên phân, giảm phân.

- Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì ở nguyên phân và giảm phân.

Các kì

Nguyên phân

Giảm phân I

Giảm phân II

Kì đầu

NST kép co ngắn, đóng xoắn và đính vào sợi tơ thoi phân bào.

NST kép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo.

NST co lại ,thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội )

Kì giữa

Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở MPXĐ của thoi phân bào

Các NST kép xếp thành 1 hàng ở MPXĐ của thoi phân bào.

Kì sau

Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực tế bào.

Các cặp NST kép tương đồng PLĐL về 2 cực của tế bào.

Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.

Kì cuối

Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng = 2n như ở tế bào mẹ.

Các NST kép nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng = n (kép)

Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng = n (NST đơn)

1.2.3. Phát sinh giao tử và thụ tinh

- Nếu được bản chất của thụ tinh cũng như ý nghĩa của nó và giảm phân đối với sự di truyền và biến dị.

- Nêu ý nghĩa của nguyên phân giảm phân và thụ tinh di truyền biến dị và thực tiễn.

- Mô tả và so sánh các quá trình phát sinh giao tử đực và cái.

- Tính được sổ trứng, số tinh trùng sinh ra qua giảm phân phát sinh giao từ.

* Bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân

Bản chất

Ý nghĩa

Nguyên phân

Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là 2 TB con được tạo ra có 2n giống như TB mẹ

Duy trì và ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở những loài sinh sản vô tính.

Giảm phân

Làm giảm số lượng NST đi một nửa ,nghĩa là các TB con được tạo ra có số lượng NST (n) bằng ½ của TB mẹ (2n)

Góp phần duy trì , ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn BDTH.

Thụ tinh

Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n)

Góp phần duy trì, ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn BDTH.

1.2.4. Cơ chế xác định giới tính

- Nếu được một số đặc điểm của nhiễm sắc thế giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính

- Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.

- Giải thích được cơ chế xác định nhiễm sắc thế giới tinh và tỉ lệ đực: cái ở mỗi loại là 1: 1.

- Ứng dụng thực tế trong chăn nuôi.

1.2.5. Di truyền liên kết

- Nêu được thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó.

- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết Thông hiếu

- Phân tích và giải thích thí nghiệm của Moocgan trên cơ sở nhiều gen nằm trên NST phân ly cùng nhau.

* Tóm tắt các quy luật di truyền

Quy luật

Nội dung

Giải thích

Ý nghĩa

Phân li

Do sự phân li của cặp nhân tố DT trong sự hình thành G nên mỗi G chỉ chứa 1 NTDT.

- Các NTDT không hòa trộn vào nhau.

- Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng.

Xác định tính trội (thường là tính trạng tốt)

Phân li độc lập

Phân li độc lập của các cặp NTDT trong phát sinh G.

F2 có tỉ lệ KH bằng tích tỉ lệ của các tt hợp thành nó.

Tạo các BDTH

Di truyền liên kết

Các nhóm gen liên kết quy định được DT cùng nhau

Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào.

Tạo sự DT ổn định của cả nhóm tt có lợi.

Di truyền giới tính

Ở các loài giao phối tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1:1

Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính bằng ½ TB mẹ.

Điều chỉnh tỉ lệ đực : cái

1.3. ADN và gen

1.3.1. ADN

- Nêu được thành phần hoa học, tính đặc thù và đa dạng của ADN.

- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J.Oatson, F. Crick.

- Phân biệt được mẫu nước mô và bạch huyết.

- Giải được một số dạng bài tập phần ADN.

1.3.2. ADN và bản chất của gen

- Nếu được ý nghĩa của quá trình tự sao ADN.

- Giải thích được cơ chế tự sao của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: khuôn mẫu bổ sung, bản bảo toàn.

- Giải được một số dạng bài tập phần ADN

1.3.3. Mối quan hệ giữa gen và ARN

- Kể được các loại ARN

- Phân biệt được ADN và ARN.

- Trình bày được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

- Giải được một số dạng bài tập phần ADN và ARN.

* Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và Prôtêin

Phân tử

Cấu trúc

Chức năng

ADN

- Chuỗi xoắn kép.

- 4 loại nuclêôtit : A, T, G, X.

- Lưu giữ thông tin di truyền.

- Truyền đạt thông tin di truyền.

ARN

- Chuỗi xoắn đơn.

- 4 loại nuclêôtit : A, U, G, X.

- Truyền đạt thông tin di truyền.

- Vận chuyển axít amin.

- Tham gia cấu trúc Ribôxôm.

Prôtêin

- Một hay nhiều chuỗi axít amin.

- 20 loại axít amin.

- Cấu trúc bộ phận của TB.

- Emzim xúc tác quá trình trao đổi chất.

- Hoocmôn điều hòa quá trình trao đổi chất.

- Vận chuyển, cung cấp năng lượng.

2. Trắc nghiệm ôn tập

Câu 1: Trong thí nghiệm của Menđen, khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng t­ương phản thì

A. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

B. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 2 trội : 1 lặn.

C. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

D. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn.

Câu 2: Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 thân xám, cánh dài với ruồi cái thân đen, cánh cụt trong thí nghiệm của Moocgan được gọi là lai phân tích?

A. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu hình lặn tương ứng.

B. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình trội khác trong kiểu gen.

C. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình lặn cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu hình trội.

D. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình lặn với cá thể mang kiểu hình lặn khác trong kiểu gen.

Câu 3: Thể đột biến ở người nào sau đây là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n – 1?

A. Đao.

B. Tớcnơ.

C. Câm điếc bẩm sinh.

D. Bạch tạng.

Câu 4: Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu của Menđen là

A. Sinh sản và phát triển mạnh, mang nhiều tính trạng dễ theo dõi.

B. Thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn, số lượng con lai nhiều dễ phân tích số liệu.

C. Dễ trồng, phân biệt rõ về các tính trạng tương phản, hoa lưỡng tính tự thụ phấn khá nghiêm ngặt.

D. Dễ trồng, mang nhiều tính trạng khác nhau, kiểu hình đời F2 phân li rõ theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

Câu 5: Bệnh mù màu đỏ và lục do 1 gen lặn a kiểm soát. Gen trội A quy định khả năng nhìn màu bình thường. Cặp gen này nằm trên NST giới tính. NST Y không mang gen này. Người nữ bình thường có kiểu gen là

A. XAXA hoặc XaXa .

B. XAXa hoặc XaXa.

C. XaXa hoặc XAXa hoặc XAXA.

D. XAXA hoặc XAXa.

Câu 6: Một mạch khuôn của một đoạn gen có cấu trúc như sau:

– A – T – X – G – X – A – T – A – X –

Phân tử mARN được tạo từ đoạn mạch trên có trình tự các đơn phân là

A. – U – A – G – X – G – U – A – U – G –

B. – T – A – G – X – G – T – A – T – G –

C. – A – T – X – G – X – A – T – A – X –

D. – T – A – G – X – G – T – A – T – G –

Câu 7: Trong thí nghiệm của Menđen, khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản phân li độc lập thì ở F2 kiểu hình mang 2 tính trội có tỉ lệ là

A. 56,25%.

B. 18,75%.

C. 50%.

D. 6,25%.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về gen là không đúng?

A. Gen nằm trên nhiễm sắc thể.

B. Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền.

C. Mỗi tế bào thường có nhiều gen.

D. Số lượng gen trong tế bào thường ít hơn số lượng NST.

Câu 9: Ở đậu Hà Lan (2n = 14). Số NST ở kì sau của nguyên phân là

A. 7.

B. 14.

C. 28.

D. 56.

Câu 10: Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?

A. Cấu trúc bậc 1.

B. Cấu trúc bậc 2.

C. Cấu trúc bậc 3.

D. Cấu trúc bậc 4.

Câu 11: Sinh đôi cùng trứng là hiện tượng

A. hai trứng cùng được thụ tinh một lúc.

B. một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau.

C. hai trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau.

D. một trứng được thụ tinh với một tinh trùng, nhưng khi lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, hai tế bào con tách rời nhau.

Câu 12: Tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có chứa

A. 3 nhiễm sắc tính X.

B. 3 nhiễm sắc thể 21.

C. 2 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y.

D. 2 cặp nhiễm sắc thể X.

Câu 13: Công nghệ gen là

A. ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

B. ngành kĩ thuật về quy trình tạo các ADN tái tổ hợp.

C. ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen.

D. ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc về hoạt động của các gen.

Câu 14: Nguồn nguyên liệu trong chọn giống là

A. thường biến.

B. đột biến gen.

C. đột biến NST.

D. đột biến gen và đột biến NST.

Câu 15: Nguyên nhân gây ra thường biến là

A. ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường.

B. sự biến đổi trong kiểu gen của cá thể.

C. cơ thể phản ứng quá mức với môi trường.

D. cơ thể bị thoái hóa.

Câu 16: Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta thường áp dụng phương pháp nào sau đây?

A. Vi nhân giống.

B. Gây đột biến dòng tế bào xôma.

C. Sinh sản hữu tính.

D. Gây đột biến gen.

Câu 17: Phương pháp nào sau đây không được dùng để nghiên cứu di truyền người?

A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.

B. Phương pháp tế bào học.

C. Phương pháp lai phân tích.

D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 18: Ở người, gen A quy định da bình thường, gen a quy định bệnh bạch tạng, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố có kiểu gen AA, mẹ có kiểu gen dị hợp Aa thì khả năng các con bị bệnh bạch tạng là

A. 25%.

B. 50%.

C. 75%.

D. 0%.

Câu 19: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây.

Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này mô tả

A. kì giữa của giảm phân II.

B. kì sau của giảm phân I.

C. kì sau của nguyên phân.

D. kì đầu của giảm phân I.

Câu 20: Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100 Å. Số nuclêôtit loại G của gen là 600. Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 3601. Hãy cho biết gen đã xảy ra dạng đột biến nào? (Biết rằng đây là dạng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen).

A. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.

B. Mất một cặp A – T.

C. Thêm một cặp G – X.

D. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.

Câu 21: Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng?

A. Aa

B. AA và Aa

C. AA và aa

D. AA, Aa và aa

Câu 22: Kiểu hình là gì?

A. Là hình thái kiểu cách của một con người

B. Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể

C. Là hình dạng của cơ thể

D. Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể

Câu 23: Thế nào là lai một cặp tính trạng?

A. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản

B. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản

C. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng

D. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng

Câu 24: Khi lai hai cơ thể mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì:

A. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

B. F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

C. F1 đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

D. F2 phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn

Câu 25: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra:

A. Quy luật phân li

B. Quy luật đồng tính và quy luật phân li

C. Quy luật phân li độc lập

D. Quy luật đồng tính

Câu 26: Theo Menđen, nội dung quy luật phân li là

A. Mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ

B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn

C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1: 2: 1

D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn

Câu 27: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F­1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ như thế nào?

A. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn

B. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

C. 1 vàng, trơn : 1 vàng nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

D. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn

Câu 28: Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 biểu hiện một tính trạng trong cặp tính trạng tương phản của bố hoặc mẹ là

A. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng

B. Bố mẹ thuần chủng, tính trạng trội hoàn toàn

C. Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4

D. Phải có nhiều cá thể lai F1

Câu 29: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là

A. AABb x AABb

B. AaBB x Aabb

C. AAbb x aaBB

D. Aabb x aabb

Câu 30: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân

A. Kì sau

B. Kì giữa

C. Kì cuối

D. Kì đầu

D. Kì đầu

ĐÁP ÁN

1C

2A

3B

4C

5D

6A

7A

8D

9B

10A

11D

12B

13A

14 D

15A

16A

17C

18D

19B

20D

21C

22B

23A

24C

25B

26A

27C

28A

29C

30A

...............................

Để đạt điểm cao trong kì thi giữa kì 1 sắp tới, các em học sinh cần thực hành luyện đề để có thể làm quen với nhiều dạng đề thi và nắm được cấu trúc thường có trong đề. Nhằm mang đến cho các em học sinh nguồn tài liệu hữu ích ôn thi giữa kì 1, VnDoc giới thiệu chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 9 với đầy đủ các môn, giúp các em ôn luyện trước kì thi, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.

Đánh giá bài viết
1 578
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 1 lớp 9

    Xem thêm